(Theo TBNH) Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân.
Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt đột phá trong tư duy hoạch định chính sách phát triển kinh tế.
Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2415/QĐ-NHNN thực hiện. Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 về Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời tiếp tục ban hành Quyết định số 2416/QĐ-NHNN về việc ban hành. Các kế hoạch này đã cụ thể hóa tất cả chương trình hành động tới các đơn vị thuộc NHNN cũng như NHTM và TCTD, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn.
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 18/6/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 16,73 triệu tỷ đồng, tăng 7,14% so với cuối năm 2024, tăng 18,71% so với cùng kỳ năm 2024. Đến nay, có khoảng 100 TCTD đã phát sinh tỷ lệ dư nợ đối với khu vực kinh tế tư nhân; trong đó có khoảng 209.000 DNNVV đều có phát sinh dư nợ tại các TCTD.
Ở góc độ NHTM, bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, các giải pháp hỗ trợ được đề ra trong Nghị quyết 68-NQ/TW đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tích cực hơn, từ đó làm gia tăng nhu cầu tín dụng một cách lành mạnh.
Dù nỗ lực từ phía ngân hàng rất lớn, song nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn bày tỏ họ gặp khó khi tiếp cận tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hồ sơ tài chính thiếu minh bạch, không đủ tài sản thế chấp, năng lực quản trị hạn chế và thiếu kế hoạch kinh doanh rõ ràng...
“Khuôn khổ để doanh nghiệp phát triển không chỉ là vốn tín dụng, mà còn là vốn đầu tư dài hạn. Như vậy, Nhà nước cần mở ra thị trường vốn đầu tư đa dạng hơn, giảm gánh nặng cho phía ngân hàng. Phải phát triển thị trường vốn có các loại quỹ, điều mà hiện nay chúng ta đang thiếu rất nhiều. Vì thiếu nên nhiều doanh nghiệp chưa phát triển được…”, chuyên gia nhấn mạnh.
Chi tiết tại:
https://thoibaonganhang.vn/dong-tin-dung-dang-chay-manh-vao-khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-166647.html
(Theo TPO) Cảnh báo 'vòng xoáy nợ nần' khi dùng đòn bẩy tài chính mua nhà.
Theo nhiều chuyên gia, thời điểm này, nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở nên thận trọng dùng đòn bẩy tài chính, bởi nếu sử dụng sai cách đòn bẩy này, có thể rơi vào “vòng xoáy nợ nần”.
Trong bối cảnh tài chính eo hẹp, đòn bẩy tín dụng được xem là công cụ then chốt giúp người trẻ tiếp cận nhà ở. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cảnh báo rằng, nếu sử dụng sai cách, đòn bẩy này có thể biến thành “vòng xoáy nợ nần”.
Theo ông, chỉ nên vay tối đa 80% trị giá căn nhà và đảm bảo khoản trả nợ hằng tháng không vượt quá 50% thu nhập ròng. Bên cạnh đó, cần có quỹ dự phòng ít nhất tương đương mức có thể trả nợ từ 6 - 12 tháng, để tránh rơi vào khủng hoảng nếu thất nghiệp hoặc biến động kinh tế.
Tuy vậy, hiện lãi suất cho vay thương mại vẫn ở mức 8 -10%/năm, khá cao so với thu nhập của người trẻ. Trong khi đó, thời hạn vay thường chỉ 15 - 20 năm, ngắn hơn so với khả năng chi trả thực tế, khiến áp lực trả nợ hằng tháng rất lớn.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà hiện nay “rất xa”. Nếu chỉ trông vào tiền lương, người trẻ phải mất 20-25 năm không chi tiêu mới đủ tiền mua nhà.
Chi tiết tại:
https://tienphong.vn/chuyen-gia-luu-y-can-trong-khi-dung-don-bay-tai-chinh-mua-nha-post1756514.tpo
(Theo VNBussiness) Tín dụng tăng nhanh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro.
Tăng trưởng tín dụng sẽ hoàn thành mục tiêu 16% hoặc hơn nếu các tín hiệu hồi phục của nền kinh tế trong nước và thế giới khởi sắc. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng cao gấp đối GDP là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của hệ thống và có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Đây là tín hiệu rõ ràng thể hiện nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân đang phục hồi nhanh chóng. Nhiều lãnh đạo ngân hàng chia sẻ rằng trong 6 tháng đầu năm, tín dụng đang tăng trưởng tốt. Tín dụng được hỗ trợ bởi nhu cầu thị trường vẫn có trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp.
Ghi nhận ở ngân hàng ngoại Shinhan Bank Việt Nam, tăng trưởng tín dụng đến trung tuần tháng 6 cũng đạt trên 6,5%. Ông Trịnh Bằng Vũ, Trưởng khối khách hàng cá nhân Shinhan Bank Việt Nam, cho biết cấu phần cho vay của nhà băng năm nay có sự khác biệt so với các năm trước.
Trước những diễn biến tích cực, các chuyên gia kinh tế đều dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2025 sẽ đạt từ 16% trở lên. Trong bối cảnh đó, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh khả năng NHNN sẽ sẵn sàng mở room tín dụng bổ sung trong các tháng cuối năm 2025 nếu cần thiết nhằm đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý III/2025 của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, vừa được NHNN công bố, các TCTD cho biết trong quý II nhu cầu vay vốn và sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ được ghi nhận cải thiện mạnh mẽ hơn so với nhu cầu gửi tiền.
Tuy nhiên, tại nghị trường Quốc hội gần đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, dư nợ tín dụng trên GDP ở mức 134% vào cuối 2024. Việc tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng, Thống đốc Hồng nói sẽ tiềm ẩn rủi ro của hệ thống và có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Một nền kinh tế có quy mô dư nợ tín dụng ngày càng vượt xa so với tổng giá trị sản phẩm có thể tạo ra mỗi năm, đồng nghĩa với gánh nặng nợ của các hộ gia đình/doanh nghiệp trong quốc gia đó đang tăng lên. Khi đó, trước áp lực trả lãi và nợ vay ngày càng gia tăng, khả năng vay vốn dần bị hạn chế, tất yếu ảnh hưởng đến các động lực tăng trưởng kinh tế.
Để kiểm soát rủi ro, Thống đốc cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát, điều chỉnh phù hợp thực tế. Chính sách tiền tệ cũng được điều hành linh hoạt, hợp lý để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Chi tiết tại:
https://vnbusiness.vn/ngan-hang/tin-dung-tang-nhanh-can-trong-kiem-soat-rui-ro-1107847.html
#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta #Bantin