(Theo Vietnamnet) Rất nhiều công ty blockchain trong nước không đặt trụ sở tại Việt Nam.
Nếu hành lang pháp lý hài hoà với thế giới sẽ khuyến khích công ty blockchain đăng ký hoạt động và đặt trụ sở tại Việt Nam, thay vì ở quốc tế nhiều như hiện nay.
Ngày 7/6, tại Đà Nẵng, đã diễn ra hội nghị Fintech Đà Nẵng 2025 với chủ đề: “Mở khoá tương lai tài sản số”.
Theo bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance Việt Nam, chính sách trong lĩnh vực tài sản số đã có một quá trình tiến hoá ở các quốc gia trên thế giới.
Bitcoin xuất hiện từ năm 2009, nhưng phải đến giai đoạn 2017-2019 mới xuất hiện hình thức phát hành dưới dạng tiền điện tử (crypto), lúc này còn gọi là thời kỳ của ICO (Đợt chào bán đầu tiên - Initial Coin Offering).
Đến giai đoạn 2020 – 2022, sau Bitcoin halving, thị trường tiền điện tử bước sang một chương mới, vốn hoá tăng một cách đột biến, lúc này các nhà lập pháp mới bắt đầu chú ý đến lĩnh vực tại sản số.
Từ năm 2023 đến nay, nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực này xuất hiện: Châu Âu đã ban hành luật về MiCA, Dubai có VARA, và Hong Kong có SFC.
Bà Lynn Hoàng cho biết, đến thời điểm này, toàn bộ những doanh nghiệp lớn hoạt động trong thị trường tài sản số ở các quốc gia đều phải tuân thủ bắt buộc các điều khoản như định danh khách hàng (KYC) và chống rửa tiền (AML). Đây gần như là một tiêu chuẩn cho tất cả các nền tảng và sẽ ngày càng khắt khe hơn.
Việt Nam nếu đi theo những mô hình như của Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Mỹ thì chưa chắc đã phù hợp vì những mô hình này có vẻ đã cũ.
Vì thế mô hình trung tâm tài chính của UAE, đặc biệt là Dubai rất phù hợp nếu muốn có sự tăng trưởng nhanh chóng và vượt bậc trong lĩnh vực blockchain.
Theo bà Lynn Hoàng, Việt Nam khi đưa ra hành lang pháp lý làm sao để không chênh lệch nhiều với đổi mới sáng tạo. Blockchain không chỉ là tài sản số mà nó còn là công nghệ thay đổi nhiều lĩnh vực khác nhau.
“Hiện rất nhiều công ty blockchain đang không đăng ký hoạt động và đặt trụ sở tại Việt Nam”, bà Lynn Hoàng nói.
Chi tiết tại:
(Theo báo Người quan sát) Ngân hàng Nhà nước cảnh báo người dân về xác thực sinh trắc học.
Dù việc xác thực sinh trắc học được xem là một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống gian lận, nhưng không phải là “lá chắn” tuyệt đối.
Ngày 26/5, tại họp báo giới thiệu sự kiện Chuyển đổi số ngân hàng 2025, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, cho biết, hiện hệ thống ngân hàng ghi nhận hơn 200 triệu tài khoản được mở. Tuy nhiên, chỉ khoảng 113,5 triệu tài khoản trong số này đã được xác thực bằng dữ liệu sinh trắc học.
Tính đến ngày 16/5, ngành ngân hàng đã hoàn tất việc đối chiếu và làm sạch hơn 130,5 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân. Trong đó, 113 triệu hồ sơ được xác thực qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID, và khoảng 17,5 triệu hồ sơ được xử lý bằng phương thức đối chiếu trực tiếp. Ngoài ra, hơn 711.300 hồ sơ khách hàng tổ chức cũng đã được rà soát, bổ sung dữ liệu.
Đáng chú ý, ông cho biết đã xuất hiện tình trạng các tổ chức tội phạm lừa đảo “nuôi người” chuyên cho thuê danh tính. Trong những giao dịch yêu cầu xác thực bằng khuôn mặt, những người này sẵn sàng đứng ra xác nhận, giúp thực hiện chuyển tiền, tiếp tay cho hoạt động bất hợp pháp.
Trước thực trạng trên, theo thông tin ông Tuấn nắm được, Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự nhằm xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho lừa đảo, bao gồm việc cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng.
Song song đó, dự thảo nghị định thay thế Nghị định 58/2021/NĐ-CP về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cũng đề xuất tăng nặng chế tài. Mức phạt cho các hành vi cho thuê, cho mượn, mua bán tài khoản ngân hàng có thể tăng lên gấp 4-5 lần, tương đương tối đa 200 triệu đồng.
Đặc biệt, theo Thông tư 17 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 1/7/2025, tất cả tài khoản của doanh nghiệp và tổ chức chưa xác thực sinh trắc học của người đại diện hợp pháp sẽ bị dừng hoàn toàn các giao dịch trực tuyến.
Chi tiết tại:
https://nguoiquansat.vn/ngan-hang-nha-nuoc-canh-bao-nguoi-dan-ve-xac-thuc-sinh-trac-hoc-222355.html
(Theo báo Tin Tức) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa lập một kỷ lục mới.
Theo số liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 5-2025, tổng số tài khoản trên thị trường chứng khoán đã vượt hơn 10,07 triệu tài khoản, tương đương khoảng 10% dân số.
Chỉ riêng trong tháng 5, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới 190.634 tài khoản so với tháng liền trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm, thị trường đã ghi nhận thêm hơn 800.000 tài khoản mới.
Theo đề án phát triển thị trường của Chính phủ, mục tiêu đặt ra là đạt 11 triệu tài khoản chứng khoán vào năm 2030. Với mức tăng tốt thời gian qua, mục tiêu đặt ra với thị trường được dự báo sẽ đến sớm hơn.
Đáng chú ý, mốc 10 triệu tài khoản được thiết lập trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước có diễn biến tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 5-2025, chỉ số VN-Index đạt 1.332,60 điểm, VNAllshare đạt 1.375,27 điểm và VN30 đạt 1.423,68 điểm.
Thanh khoản thị trường cũng cải thiện rõ rệt, với khối giao dịch bình quân đạt hơn 924 triệu cổ phiếu/ngày với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 21.656 tỉ đồng/ngày trong tháng 5.
Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang dần ổn định trở lại, sau giai đoạn điều chỉnh kéo dài trong năm 2022 và 2023.
Chi tiết tại:
https://tuoitre.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-vua-lap-mot-ky-luc-moi-2025060620370999.htm
#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta