https://fta.dainam.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 09/06/2025

(Theo 24hmoney) Định hình khung pháp lý tài sản mã hóa.

Chính phủ đang trình Quốc hội Luật Công nghiệp công nghệ số, từ đó sẽ có khái niệm về tài sản số và tài sản mã hóa, đây là cơ sở để xây dựng các chính sách quản lý loại hình tài sản này.

Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào việc đưa tài sản số ra khỏi vùng xám bởi vấn đề tài chính đang được xem xét nghiêm túc. Chính phủ đã xây dựng dự thảo nghị quyết về phát hành và giao dịch tài sản mã hóa, cũng như dự thảo sửa đổi các nghị định liên quan đến xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán, kể cả quy định mới về tài sản mã hóa. Đồng thời, chính phủ cũng đang đưa Luật Công nghiệp Công nghệ số vào Quốc hội, bao gồm khái niệm về tài sản số và tài sản mã hóa, để xây dựng cơ sở để đề xuất các chính sách.

Ông cũng chia sẻ về tầm quan trọng của việc hóa tài sản mã hóa là để bảo vệ người dân khỏi lừa đảo, tạo ra kênh đầu tư mới cho doanh nghiệp và giúp chính phủ không mất thuế. Điều này sẽ giúp Việt Nam bắt kịp các nền kinh tế hàng đầu khu vực như Singapore và Hong Kong trong việc chấp nhận đổi mới về tiền mã hóa. Các chuyên gia khuyến nghị cơ chế bảo vệ tài sản và thông tin nhà đầu tư, cũng như bảo vệ pháp lý về chuyển tài sản.

Các doanh nghiệp hi vọng có một cơ chế hoạt động minh bạch và dễ dàng trong khía cạnh doanh nghiệp, để có thể phát triển một cách ổn định. Việc hóa tài sản mã hóa cũng dẫn đến việc mở rộng thị trường quốc tế và mang về ngoại tệ lớn cho đất nước. Đây là mục tiêu lớn nhất mà họ hướng đến.

Chi tiết tại:

https://24hmoney.vn/news/dinh-hinh-khung-phap-ly-tai-san-ma-hoa-c4a2586115.html

 

(Theo báo Nhân Dân) Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

Tín dụng xanh, từ một khái niệm tưởng như xa lạ, đang dần trở thành một cấu phần chiến lược trong hoạt động ngân hàng. Không chỉ là công cụ tài chính, tín dụng xanh chính là “cú huých” thiết yếu để khơi thông dòng vốn dài hạn, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra động lực phát triển kinh tế tuần hoàn và hướng tới phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050.

Đáng chú ý, hơn 70% trong số này tập trung vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất sạch, quản lý chất thải và sử dụng tài nguyên bền vững. Trong đó, dư nợ công nghiệp xanh và công trình xây dựng xanh đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,7% tổng dư nợ tín dụng xanh. Các lĩnh vực được ưu tiên bao gồm năng lượng tái tạo (45%), nông nghiệp xanh (31%) và quản lý nước bền vững.

Mặc dù xu hướng là rõ ràng, nhưng thị trường tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức. Thứ nhất là vấn đề thiếu chuẩn hóa. Việt Nam chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh về khái niệm, tiêu chí phân loại dự án xanh. Đơn cử cho đến nay, vẫn chưa có nghị định hoặc hệ thống danh mục phân loại xanh cụ thể để làm cơ sở xác định dự án đủ điều kiện tín dụng xanh. Điều này khiến nhiều khoản vay tiềm năng không thể được thống kê hoặc tiếp cận đúng theo chính sách.

Dự kiến sẽ có 45 loại hình dự án đầu tư thuộc 7 lĩnh vực được xác nhận đáp ứng tiêu chí môi trường để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Trong khi đó, Tiến sĩ Michaela Baur, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam, khuyến cáo, phân loại xanh là yếu tố then chốt để định hướng các dòng vốn hướng tới tăng trưởng xanh và giúp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh toàn cầu.

Ngược lại, nếu biết tận dụng vai trò của tín dụng xanh như một đòn bẩy tài chính chiến lược, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, không chỉ về tăng trưởng GDP mà còn về chất lượng sống, uy tín quốc tế và sự phát triển dài hạn. Trong bức tranh đó, ngành ngân hàng phải đi đầu, không chỉ là người cấp vốn mà còn là người dẫn dắt thay đổi tư duy thị trường. Chính các ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế sẽ quyết định dòng vốn chảy vào đâu, nuôi dưỡng điều gì và hình thành mô hình phát triển nào cho tương lai.

Mặc dù vậy, nỗ lực riêng của ngành ngân hàng là chưa đủ. Theo bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế (NHNN), việc khơi thông tín dụng xanh còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ, ngành để hoàn thiện chính sách, xây dựng lộ trình hỗ trợ các ngành xanh (thuế, vốn, kỹ thuật) và phát triển thị trường trái phiếu xanh, quyền phát thải carbon. Các tổ chức tín dụng cũng cần tiếp cận nguồn vốn quốc tế để cung cấp các khoản vay dài hạn, lãi suất ưu đãi,…

Chi tiết tại:

https://nhandan.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-tin-dung-xanh-post885325.html

 

(Theo BHG) Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Xín Mần chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng.

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu nhằm phục vụ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Xín Mần đã triển khai nhiều ứng dụng, phần mềm quản lý tín dụng chính sách. Tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, thanh toán linh hoạt, bảo mật thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao dịch.

 

Với vai trò, trách nhiệm là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Tân Sơn, xã Nấm Dẩn, ông Hoàng Minh Kết từ ngày được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Xín Mần hướng dẫn, triển khai cài đặt sử dụng App ứng dụng quản lý tín dụng chính sách. Trong 3 năm gần đây, thông qua phần mềm này ông đã nắm bắt kịp thời số liệu hộ vay có nợ đến hạn, tình hình trả lãi ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình. Đồng thời, ứng dụng cũng đã kết hợp nhiều dịch vụ như thanh toán, chuyển khoản ví điện tử, thanh toán điện nước, nộp học phí... Qua đó, giúp cho các Tổ trưởng kịp thời phối hợp cùng cán bộ Phòng giao dịch ngân hàng CSXH trong việc xử lý thu hồi và nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm vay vốn.

Để việc thực hiện CĐS của hệ thống được hiệu quả, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Xín Mần luôn tiếp nhận, cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm mới của cấp trên chuyển giao.

Chú trọng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn; đồng thời tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách dành cho cán bộ tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn... giúp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, từng bước giúp người dân làm quen với CĐS.

Từ những hiệu quả thực tế, thời gian tới Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Xín Mần tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng CĐS, tạo thuận lợi, tiện ích cho người nghèo và các đối tượng trong diện thụ hưởng; chủ động nắm bắt, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn ngày càng hiệu quả.

Chi tiết tại: 

https://baohagiang.vn/ngan-hang-chinh-sach/202506/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-huyen-xin-man-chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-tin-dung-95e76c8/

 

#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta