(Theo PLO) Lý do dự thảo liên quan tài sản mã hóa gây 'quan ngại sâu sắc'
Việc chỉ chấp nhận giao dịch tập trung với tài sản mã hóa không khỏi khiến cho một số loại tài sản mã hóa được phát triển trong thử nghiệm và phát triển công nghệ có thể bị coi là bất hợp pháp, theo quan điểm của doanh nghiệp.
Dự thảo nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa của Bộ Tài chính đang khiến cộng đồng doanh nghiệp công nghệ blockchain tại Việt Nam lo lắng và quan ngại sâu sắc, đặc biệt là nguy cơ cản trở hoạt động đổi mới sáng tạo và gây ra hiện tượng chảy máu chất xám.
Dự thảo nghị quyết thí điểm thị trường tài sản mã hóa đưa ra quy định về việc chỉ cho phép thực hiện các giao dịch tài sản mã hóa trên cơ sở tập trung thông qua các đơn vị được cấp phép và cấm tất cả giao dịch khác cũng như các dịch vụ khác có liên quan đến tài sản mã hóa và thị trường mã hóa.
Thứ nhất, với sàn DEX, đây là nền tảng không có bên trung gian kiểm soát mà hoạt động thông qua hợp đồng thông minh trên blockchain. Việc yêu cầu DEX phải xin giấy phép như sàn tập trung là không khả thi và không phù hợp về mặt pháp lý. Vì vậy dự thảo nên định nghĩa rõ thế nào là DEX, và tham khảo cách tiếp cận của các nước như Mỹ vốn quy định rằng các nhà phát triển phần mềm, giao thức hoặc hạ tầng DEX không cần xin giấy phép tài chính nếu không kiểm soát tài sản người dùng.
Thứ hai, về ví không lưu ký, đây là loại ví mà chỉ người dùng có quyền truy cập vào khóa riêng. Đây là yếu tố cốt lõi bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Dự thảo nên công nhận việc sử dụng ví không lưu ký là hợp pháp và được bảo vệ, thay vì bỏ ngỏ hoặc làm mơ hồ tính pháp lý.
Thứ ba, cần loại trừ các hoạt động kỹ thuật thuần túy như phát triển phần mềm, viết hợp đồng thông minh, cung cấp hạ tầng công nghệ khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo. Việc này nhằm tránh tạo gánh nặng pháp lý cho đổi mới sáng tạo.
Dự thảo được đề cập cũng có những điểm chưa rõ ràng và gây lên những rủi ro đáng kể cho các công ty sử dụng hoặc phát triển công nghệ blockchain vì chưa phân biệt rõ ràng giữa các hoạt động phần mềm, công nghệ, kỹ thuật thuần túy và các hoạt động tài chính liên quan đến tài sản mã hóa.
Chi tiết tại:
https://plo.vn/ly-do-du-thao-lien-quan-tai-san-ma-hoa-gay-quan-ngai-sau-sac-post854501.html
(Theo Báo Người quan sát) Vietcombank, VietinBank, Techcombank… đồng loạt triển khai giải pháp thanh toán hoàn toàn mới, lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á.
Giải pháp thanh toán này được thiết kế để rút ngắn quy trình thanh toán, cho phép người dùng hoàn tất giao dịch chỉ với vài thao tác.
Theo Visa – công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, Việt Nam là thị trường đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai Click to Pay, mang đến sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả vượt trội cho các giao dịch thương mại điện tử.
Các ngân hàng tiên phong triển khai giải pháp này gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Click to Pay được thiết kế để rút ngắn quy trình thanh toán, cho phép người dùng hoàn tất giao dịch chỉ với vài thao tác mà không cần nhập thủ công thông tin thẻ. Chỉ cần xác thực thông qua email hoặc số điện thoại, chủ thẻ có thể bỏ qua các bước nhập thông tin thanh toán và giao hàng.
Đáng chú ý, Click to Pay được thiết kế để cải thiện quy trình thanh toán kỹ thuật số và đáp ứng các tiêu chuẩn của EMVCo. Giải pháp này sử dụng Dịch vụ Mã khóa thông tin thẻ của Visa (VTS) để cung cấp nhiều lớp bảo mật tiên tiến, nâng cao tỉ lệ phê duyệt và giảm gian lận trong thương mại điện tử.
Hiện nay, người dùng Visa có thể đăng ký Click to Pay ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử của Techcombank và VPBank, hoặc tại các nền tảng thương mại điện tử của đối tác có tích hợp biểu tượng Click to Pay.
Chi tiết tại:
(Theo CafeF) Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia hoặc đưa vàng giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá.
Trao đổi với truyền thông mới đây, ông Đào Xuân Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất việc triển khai thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia; hoặc cho phép đưa vàng vào giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ ngành liên quan nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng để thị trường này góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Theo Hiệp hội, sàn giao dịch vàng sẽ tạo ra sự liên thông giá vàng trong nước và quốc tế để đảm bảo không có chênh lệch lớn, cũng như giúp thị trường có tính thanh khoản cao, đẩy lùi xuất nhập khẩu vàng lậu.
Hiện trên thế giới có nhiều sàn giao dịch vàng hoạt động mua - bán vàng dưới nhiều hình thức như vàng vật chất (vàng thỏi, vàng miếng), vàng tài khoản hoặc hợp đồng vàng tương lai như sàn COMEX của Mỹ - thị trường chính để xác định giá vàng toàn cầu.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần sớm thành lập Sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả, theo xu hướng của thế giới.
Trả lời chất vấn trước quốc hội vào cuối năm 2024, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với các bộ ngành nghiên cứu, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất Chính phủ lập sàn giao dịch vàng ở thời điểm phù hợp.
Theo bà Hồng, việc lập sàn vàng có mặt tích cực là giao dịch minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp... sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để lập sàn vàng đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng. Việt Nam không phải là sản xuất vàng. Vì thế, khi vàng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường cũng phải nhập từ thị trường vàng quốc tế.
Chi tiết tại:
#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta