https://fta.dainam.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 13/07/2025

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎F DNU-FTA Raneesing. .T.pK L KиTaRи staak ምይ BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 13/07/2025 X انما‎'‎

 

 

(Theo KTSGO) Luật hóa Nghị quyết 42 và những mâu thuẫn pháp lý cần giải quyết

 Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng vào Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), một cú hích mạnh cho kỳ vọng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% và giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.

 Sáu năm thí điểm cho thấy Nghị quyết 42 rút ngắn thời gian thu hồi một khoản vay từ ba năm xuống chưa đầy mười tháng, xử lý các tình huống mà luật hiện hành chưa chạm tới.  Thế nhưng ngay khi nghị quyết hết hiệu lực vào đầu năm 2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống đã bật tăng hơn 5%, buộc ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro và siết chặt chất lượng tín dụng. Điều đó chứng minh hệ thống phụ thuộc khá lớn vào giải pháp ngắn hạn này. Luật hóa Nghị quyết 42 là sự xác nhận cho một cơ chế thí điểm đã chứng minh hiệu quả, cũng là mệnh lệnh thị trường để tránh vòng lặp nợ xấu - trích lập - lãi suất cao.

 Nghị quyết 42 được thiết kế như một làn khẩn cấp trên cao tốc: mở ra trong năm năm (2017-2022, sau đó gia hạn trong năm 2023) để giải tỏa ách tắc trong vấn đề giải quyết nợ xấu tồn đọng, rồi tự đóng lại khi hệ thống luật gốc được hoàn thiện. Trước đó, muốn thu hồi một nhà xưởng hay mảnh đất thế chấp, ngân hàng phải khởi kiện ra tòa, chờ phán quyết có hiệu lực, rồi thi hành - có thể mất thời gian đến vài năm. Nghị quyết 42 cho phép thu giữ tài sản bảo đảm trực tiếp nếu hợp đồng bảo đảm có điều khoản quy định vấn đề này, rút thời gian xuống còn 3-6 tháng. Số liệu cho thấy tỷ lệ hợp tác của người đi vay cũng cao hơn, tăng từ 20% lên hơn 40% khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, giúp nhanh chóng bàn giao tài sản ngay sau thông báo, để tránh việc xử lý theo Nghị quyết 42 sẽ khiến người vay bị bất lợi trong việc kiểm soát giá trị thanh lý.

Quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng thường bị tắc lại nhiều trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 được ban hành, liên quan đến các bản án hình sự. Rất nhiều dự án bất động sản dở dang và khối tài sản bị kê biên từng khiến ngân hàng chờ đợi trong tuyệt vọng. Nghị quyết 42 buộc cơ quan điều tra hoàn trả tài sản sau khi kết thúc điều tra và cho phép chuyển nhượng dự án ngay cả khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhờ vậy, chỉ riêng năm 2023 hàng loạt dự án dang dở được chuyển chủ, giúp xử lý đáng kể lượng nợ xấu của ngân hàng.

 Khi đường khẩn cấp trở thành xa lộ chính thì mỗi ưu tiên của các nội dung được luật hóa từ Nghị quyết 42 phải khớp với hệ thống luật hiện hành; nếu không, ưu tiên mới sẽ bị chính bức tường pháp lý cũ chặn lại.

 Việc luật hóa Nghị quyết 42 mở cánh cửa xử lý nợ xấu nhanh, giảm chi phí vốn và khơi thông tín dụng cho nền kinh tế. Những xung đột pháp lý tiềm ẩn khi luật hóa

Khi đường khẩn cấp trở thành xa lộ chính thì mỗi ưu tiên của các nội dung được luật hóa từ Nghị quyết 42 phải khớp với hệ thống luật hiện hành; nếu không, ưu tiên mới sẽ bị chính bức tường pháp lý cũ chặn lại. Nội dung bên dưới sẽ liệt kê một số tình huống mâu thuẫn chính giữa các quy định quan trọng của Nghị quyết 42 đã được luật hóa và các quy định khác của pháp luật liên quan. Các mâu thuẫn này vốn dĩ đã tồn tại trong giai đoạn nghị quyết được triển khai thí điểm, do đó việc luật hóa sẽ phải tính đến việc thống nhất về quan điểm của các luật khi nhìn về các vấn đề này, và các nghị định hướng dẫn liên ngành đóng vai trò rất quan trọng.

Một trong những nội dung của Nghị quyết 42 đã được luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng là việc trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm trực tiếp cho ngân hàng nếu tài sản đó không đang trong tranh chấp được thụ lý nhưng chưa giải quyết. 

Việc Chính phủ sẽ ban hành nghị định hướng dẫn trước ngày có hiệu lực của các nội dung được luật hóa là ngày 15-10-2025 về định nghĩa thế nào là tài sản bảo đảm đủ điều kiện được thu giữ sẽ đóng vai trò rất quan trọng để có thể đánh giá khả năng dung hòa những mâu thuẫn nội tại có thể phát sinh với các luật hiện hành.

 Các quy định hướng dẫn chi tiết về sự phối hợp của các bộ ngành liên quan sẽ đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra cơ chế hợp tác của các cơ quan tương lai và hạn chế việc chồng chéo các quy định.

Chi tiết tại đây: https://thesaigontimes.vn/luat-hoa-nghi-quyet-42-va-nhung-mau-thuan-phap-ly-can-giai-quyet/ 

 (Theo TBTC) Nâng hạng kỳ vọng tạo bệ phóng cho thị trường vốn Việt Nam

 Khơi thông dòng vốn dài hạn

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ tái cấu trúc sâu rộng, trong đó cân bằng giữa các kênh huy động vốn được xem là điều kiện tiên quyết để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Theo bà Đặng Nguyệt Minh - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam, hiện nay, nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, trong khi thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp cần mở rộng quy mô nhằm tiệm cận các mục tiêu của Chính phủ đặt ra.

Theo Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP vào năm 2030; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu đạt tối thiểu 58% GDP, riêng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP vào năm 2030. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khi kỳ vọng nâng hạng có thể trở thành hiện thực trong năm nay.

 Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ tái cấu trúc sâu rộng, trong đó cân bằng giữa các kênh huy động vốn được xem là điều kiện tiên quyết để duy trì tăng trưởng cao và bền vững.

  Chuyên gia từ Dragon Capital kỳ vọng rằng, mục tiêu nâng hạng có thể được hiện thực hóa ngay trong năm nay.

 Ở góc nhìn về đầu tư, theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối Đầu tư của Dragon ,Capital, để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần quay lại những điều căn bản như xác định vị trí hiện tại, định hình mục tiêu và đánh giá nội lực nền kinh tế.

 Tuy nhiên, chuyên gia từ Dragon Capitap cũng nhấn mạnh rằng, hành trình phát triển không bao giờ bằng phẳng. Ngay cả những năm bùng nổ, thị trường vẫn có thể điều chỉnh mạnh.

 Dù vậy, “về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư vẫn cần xác định rõ mục tiêu, chấp nhận biến động như một phần tất yếu của hành trình đầu tư bền vững” - chuyên gia từ Dragon Capital chia sẻ thêm.

Ba động lực tiếp sức thị trường

Ở góc nhìn về đầu tư, theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối Đầu tư của Dragon Capital, để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần quay lại những điều căn bản như xác định vị trí hiện tại, định hình mục tiêu và đánh giá nội lực nền kinh tế.

Từ kinh nghiệm quốc tế, chuyên gia từ Dragon Capital chỉ ra các lĩnh vực có khả năng bứt phá khi kinh tế tăng tốc. Tại Hàn Quốc là công nghệ và tiêu dùng, Trung Quốc là hạ tầng và bất động sản, Thái Lan là bất động sản nhờ lãi suất thấp. Với Việt Nam, ba lĩnh vực tiềm năng là tài chính, bất động sản và sản xuất trong các ngành chọn lọc.

Tuy nhiên, chuyên gia từ Dragon Capitap cũng nhấn mạnh rằng, hành trình phát triển không bao giờ bằng phẳng. Ngay cả những năm bùng nổ, thị trường vẫn có thể điều chỉnh mạnh. Những biến động, thăng trầm là điều tất yếu trên hành trình từ điểm xuất phát đến mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu xác định được điểm đến rõ ràng, những khó khăn đó sẽ trở thành cơ hội.

Thứ hai, tầm nhìn đến năm 2030 là đưa Việt Nam là một quốc gia hiện đại, đột phá về tư duy với hệ thống chính trị tinh gọn – đồng thuận – nhất quán. Thứ ba, khi kinh tế bứt phá, chứng khoán là kênh tài sản hiệu suất cao.

Dù vậy, “về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư vẫn cần xác định rõ mục tiêu, chấp nhận biến động như một phần tất yếu của hành trình đầu tư bền vững” - chuyên gia từ Dragon Capital chia sẻ thêm.

Chi tiết tại đây: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nang-hang-ky-vong-tao-be-phong-cho-thi-truong-von-viet-nam-179945.html 

 (Theo ĐTCK) Động lực tăng trưởng mới của các công ty tài chính

Nhiều yếu tố hỗ trợ

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, trong khi ngành ngân hàng phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng 16%. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tín dụng tiêu dùng, khi mà việc làm, thu nhập của người lao động gia tăng và sức mua của người dân được cải thiện.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng, cùng với chính sách hỗ trợ và cải cách của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, sẽ khuyến khích nhu cầu vay. Đặc biệt, theo Thông tư số 12/2024/TT-NHNN, từ ngày 1/7/2024, khách hàng vay vốn ngân hàng từ 100 triệu đồng trở xuống không phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi.

Thay vào đó, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản về mục đích vay và khả năng trả nợ. Đây được xem là bước tiến đáng kể thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng, nhất là trong nhóm khách hàng đại chúng, qua đó, giúp các công ty tài chính cải thiện lợi nhuận sau giai đoạn khó khăn trước đó.

 Đặc biệt, theo Thông tư số 12/2024/TT-NHNN, từ ngày 1/7/2024, khách hàng vay vốn ngân hàng từ 100 triệu đồng trở xuống không phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi.

 Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, không chỉ công ty tài chính, các ngân hàng cũng cần đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong năm nay để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Điểm mạnh hệ sinh thái

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, tín dụng tiêu dùng sẽ tăng nhanh hơn trong thời gian tới, bởi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng sẽ tích cực. Bên cạnh đó, các chính sách kích cầu, lãi suất cho vay thấp, cùng với việc ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục vay nhanh gọn sẽ thúc đẩy nhiều người vay tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển theo hệ sinh thái tài chính đang trở thành động lực then chốt, giúp các công ty tài chính tăng trưởng lợi nhuận và mở rộng thị phần.

 

 Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, tín dụng tiêu dùng sẽ tăng nhanh hơn trong thời gian tới, bởi nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng sẽ tích cực.

Ngoài ra, EVNFinance tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn vào quy trình vận hành, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro, nên duy trì các chỉ số vận hành tốt: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) thấp nhất ngành tài chính - chỉ 12,53% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu hàng đầu trong nhóm.

 Giới phân tích tài chính nhận định, dư địa tăng trưởng của ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

 Trong khi đó, việc mở rộng tín dụng tiêu dùng sang nhóm khách hàng có thu nhập thấp hoặc hồ sơ tín dụng yếu tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao. Nếu các công ty tài chính không cẩn trọng, chạy theo tăng trưởng tín dụng, có thể khiến nợ xấu tăng mạnh trở lại trong năm 2025.

Chi tiết tại đây: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/dong-luc-tang-truong-moi-cua-cac-cong-ty-tai-chinh-post372905.html 

Viện Công nghệ Tài chính, Trường Đại học Đại Nam

☎️ Hotlines/Zalo: 090 224 4966

✉️ Email: fta@dainam.edu.vn

🎥 TikTok: viencongnghetaichinh

📍 Địa chỉ: P606, Tòa Startup Building, Trường Đại học Đại Nam, Số 1, Phố Xốm, Phường Phú Lương, TP. Hà Nội

#DaiHocDaiNam #viencongnghetaichinh #dnufta #ChọnĐạiNamChạmThànhCông #fintech #Vinguoihoctantam #Totnghiepnhanh_Vieclamngay