https://fta.dainam.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 14/06/2025

(Theo ZNews) NHNN thừa nhận khó chủ động nguồn cung khi để độc quyền vàng miếng.

NHNN thừa nhận việc phụ thuộc vào SJC khi công nghệ, thiết bị đã lỗi thời gây khó khăn trong việc chủ động nguồn cung vàng miếng với trường hợp cần can thiệp khối lượng lớn.

Trong báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá đã đạt được nhiều kết quả như tình trạng “vàng hóa” được đẩy lùi; không còn tình trạng đầu cơ; biến động giá vàng ít tác động đến thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, bối cảnh mới khiến Nghị định 24/2012 bộc lộ nhiều điểm hạn chế, đã có hiện tượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng lợi dụng để kinh doanh trái phép, hợp thức hóa vàng lậu/vàng tặc, trốn thuế, tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng tâm lý của người dân để đầu cơ trục lợi.

Việc phụ thuộc vào Công ty SJC trong khi hiện nay công nghệ, thiết bị đã lỗi thời, gây khó khăn cho NHNN trong việc chủ động nguồn cung vàng miếng trong trường hợp cần phải can thiệp với khối lượng lớn.

Thị trường hiện tồn tại các sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ (hàm lượng 99,99%) có tính chất dùng để đầu tư, tích lũy tương tự như vàng miếng. Bởi lẽ Nghị định 24/2012 chưa có quy định phân biệt rõ ràng giữa khái niệm về vàng miếng và vàng trang sức mỹ nghệ.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp mua vàng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất các sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ hàm lượng 99,99%, có tính chất tương tự như vàng miếng, có giá tương đương vàng miếng.

Nguyên nhân xảy ra bất cập này ngoài điều kiện khách quan của thị trường thế giới tác động, nhu cầu mua của người dân vẫn ở mức cao, thì NHNN cho rằng việc độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng khiến thị trường phụ thuộc vào nguồn cung, dẫn tới bất cập NHNN phải sử dụng nguồn lực từ Dự trữ ngoại hối để can thiệp, bình ổn thị trường vàng.

Tính tới cuối quý I, có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh vàng miếng với 2.564 địa điểm trên toàn quốc. 4 ngân hàng thương mại Nhà nước hầu như không tham gia kinh doanh mua, bán vàng miếng từ năm 2012 cho đến tháng 6/2024.

Số doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ là trên 6.800 doanh nghiệp. Có 2 tỉnh không có doanh nghiệp sản xuất là Lai Châu và Sơn La. TP.HCM có nhiều doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ nhất với 650 doanh nghiệp (chiếm 9,5%).

Chi tiết tại:
https://znews.vn/nhnn-thua-nhan-kho-chu-dong-nguon-cung-khi-de-doc-quyen-vang-mieng-post1560714.htm

(Theo báo Nhân Dân) Vòng luẩn quẩn của dòng tiền trái phiếu.

Trong bối cảnh kênh trái phiếu suy yếu cả về cung lẫn cầu, doanh nghiệp bất động sản ngày càng lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Bản thân các “chủ nợ” lại liên tục phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho vay. Thực tế này tạo nên một vòng luẩn quẩn, ảnh hưởng đến tính bền vững của thị trường.

Chỉ tính riêng trong tháng 5, thị trường ghi nhận 5 doanh nghiệp bất động sản công bố chậm thanh toán, trong đó nổi bật là nhóm Hưng Thịnh với khoảng 5.900 tỷ đồng. Đồng thời, một số doanh nghiệp khác chọn cách giãn hoặc hoãn kỳ hạn trái phiếu, như Công ty CP Bất động sản Mỹ với tổng giá trị điều chỉnh lên tới 2.641 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp khác chậm thanh toán lãi trái phiếu do đang trong quá trình đàm phán điều chỉnh lãi suất với trái chủ, tiêu biểu là Địa ốc Phương Đông vào giữa tháng 5. Các chuyên gia của VDSC cho biết, trong tháng 6, dự kiến sẽ có thêm 15.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn và sang quý III, áp lực sẽ dồn mạnh vào nhóm bất động sản với giá trị lên đến 42.000 tỷ đồng, chiếm 57% tổng lượng đáo hạn toàn thị trường trong kỳ.

Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong thời gian tới có thể sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, khi dự thảo luật mới quy định rằng, doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng chỉ được phát hành trái phiếu nếu tổng nợ phải trả (bao gồm cả giá trị trái phiếu dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Dự kiến, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự luật này vào ngày 17/6 sắp tới.

Trong khi hoạt động phát hành TPDN, đặc biệt là từ khối bất động sản, đang chững lại và đối mặt nhiều thách thức, thị trường lại ghi nhận xu hướng ngược chiều từ các ngân hàng thương mại. Tính từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã phát hành gần 81.000 tỷ đồng trái phiếu, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, một bước nhảy vọt cho thấy động thái chủ động trong việc mở rộng nguồn vốn.

Ngoài ra, việc ngân hàng gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường phát hành trái phiếu đang gây ra sự mất cân đối lớn. Không chỉ khiến kênh trái phiếu ngày càng phụ thuộc vào nhóm tài chính, thực trạng này còn làm lu mờ vai trò ban đầu của thị trường trái phiếu, vốn được kỳ vọng là công cụ huy động vốn trung và dài hạn cho đa dạng lĩnh vực trong nền kinh tế.

Mặc dù áp lực nợ xấu gia tăng, các ngân hàng lại chưa thể hiện sự chủ động rõ rệt trong việc tăng cường trích lập dự phòng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 88,7%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, một số ngân hàng ghi nhận mức giảm đáng kể về chi phí dự phòng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm Vietcombank, Sacombank, TPBank và VIB.

Trước những thực tế này, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tính bền vững lâu dài của thị trường tài chính. Khi ngân hàng vừa là bên phát hành, vừa gián tiếp là nhà cung cấp vốn chủ chốt cho bất động sản, nguy cơ lan truyền rủi ro nếu thị trường xảy ra biến động là điều khó tránh khỏi.

Chi tiết tại:
https://nhandan.vn/vong-luan-quan-cua-dong-tien-trai-phieu-post886539.html



(Theo ĐTCK) Tăng trưởng tín dụng đã hơn gấp đôi cùng kỳ.

Tăng trưởng tín dụng cải thiện dần, ngân hàng kỳ vọng cầu vốn tăng nửa cuối năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ 16% trong năm 2025.

Dòng vốn tín dụng mở rộng nhanh đã góp phần tích cực vào tổng đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra. Song, với mức tăng trưởng tín dụng năm nay 16%, tương ứng 2,5 triệu tỷ đồng, thì còn khoảng 1,627 triệu tỷ đồng cho 7 tháng cuối năm.

Trong đó, trên điện bàn TP.HCM, theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh Khu vực 2 cho biết, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp là yếu tố then chốt hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã giảm chi phí vốn vay, mở rộng sản xuất, kinh doanh mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp là yếu tố then chốt hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã giảm chi phí vốn vay, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Theo nhận định của PGS TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM, tín dụng năm nay tăng tốt hơn năm trước, nhưng dư địa tăng trưởng tín dụng còn nhiều. Với hơn 1,6 triệu tỷ đồng cho vay từ nay đến cuối năm đủ đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 8%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Lượng vốn tín dụng này hấp thụ được hay không vào các tháng cuối năm còn phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu, trong khi các yếu tố bên ngoài đang có thách thức, nhất là với chính sách thuế quan.

Chi tiết tại:
https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/tang-truong-tin-dung-da-hon-gap-doi-cung-ky-post371121.html