(Theo TBNH) Ngành Ngân hàng không ngừng đổi mới để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chuyển đổi số không phải là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc để ngành Ngân hàng tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới”.
Hiện nay, các tổ chức tín dụng đã và đang không ngừng cạnh tranh trong việc áp dụng công nghệ số, từ hệ thống thanh toán thông minh, nền tảng ngân hàng số đến việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ.
Tại VietinBank, ngân hàng này đang triển khai bộ giải pháp online dành cho doanh nghiệp. Phó Tổng Giám đốc Trần Công Quỳnh Lân cho biết, không chỉ mở tài khoản bằng phương thức eKYC, VietinBank còn cung cấp giải pháp giải ngân trực tuyến thông qua nền tảng VietinBank eFAST. Đây là bước tiến quan trọng trong số hóa dịch vụ tài chính, giúp tối ưu hóa quy trình và mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.
Tính đến nay, VietinBank đã thực hiện hơn 87.000 giao dịch giải ngân online với tổng giá trị trên 270.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 36% tổng số giao dịch giải ngân.
Với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm và tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại, ngân hàng số OCB OMNI đã đạt nhiều dấu ấn nổi bật. Thời gian xử lý giao dịch trên OCB OMNI hiện chỉ còn khoảng 1-2 giây, nhanh gấp ba lần so với trước. Các dịch vụ số như mở tài khoản eKYC, chuyển tiền quốc tế hay phát hành thẻ tín dụng đều được tự động hóa, giúp giảm đáng kể chi phí vận hành. Nhờ chiến lược số hóa mạnh mẽ, trong năm 2024, doanh thu từ ngân hàng số của OCB tăng 21%, đóng góp 12% tổng doanh thu dịch vụ.
Các chuyên gia đánh giá chuyển đổi số ngành ngân hàng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trong trong thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ phục vụ ngành, xây dựng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý trung bình hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi ngày, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý hàng chục triệu giao dịch mỗi ngày.
Tính đến nay, gần 87% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2024 đạt mức gấp 25 lần GDP.
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, quá trình số hóa ngân hàng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Phạm Hồng Hải - Tổng Giám đốc OCB, khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ phải đồng thời đổi mới cả hệ thống lẫn tư duy của đội ngũ nhân sự. Xuất phát từ mô hình truyền thống, phần lớn nhân sự ngân hàng vẫn giữ lối tư duy và cách làm việc cũ. Khi triển khai các giải pháp số, đòi hỏi phải có sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và phương pháp tiếp cận vấn đề. “Đây không chỉ là thách thức về công nghệ mà còn là bài toán thay đổi văn hóa tổ chức” ông Hải chia sẻ.
Để ngành Ngân hàng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, NHNN đang tích cực rà soát và hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng ứng dụng công nghệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Chi tiết tại đây: https://thoibaonganhang.vn/nganh-ngan-hang-khong-ngung-doi-moi-de-thuc-day-chuyen-doi-so-toan-dien-166867.html
(Theo DNVN) Bộ Công an đề nghị quản lý số sê-ri vàng miếng để xác minh nguồn gốc và tính hợp pháp
Góp ý dự thảo Nghị định 24, Bộ Công an cho rằng cần xem xét, bổ sung các quy định quản lý chặt chẽ số sê-ri vàng miếng, bắt buộc ghi nhận thông tin số sê-ri tại chứng từ trong các hoạt động, giao dịch vàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng, lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Dự thảo Nghị định quy định xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được sản xuất vàng miếng và tạo cơ chế cho phép nhập khấu vàng để có nguồn vàng nguyên liệu.
Theo Bộ Công an, với cơ chế “Giấy phép con” và cấp quota hạn ngạch trên dễ dẫn đến việc tiêu cực cấp phép phát sinh, nguy cơ tập trung độc quyền sản xuất vàng miếng, nhập khẩu phân phối vàng nguyên liệu vào nhóm đơn vị được cấp phép, khó khăn trong quản lý việc sản xuất, nhập khẩu
Ban soạn thảo giải trình gì?
Giải trình trước những ý kiến trên, đại diện ban soạn thảo - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ xây dựng, điều chỉnh tổng hạn mức hàng năm đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước; tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Trên cơ sở tổng hạn mức hàng năm, NHNN thực hiện cấp hạn mức hàng năm cho doanh nghiệp, ngân hàng thương mại theo quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu của các năm trước (nếu có) và nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Dự thảo Nghị định cũng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cách thức phân bổ hạn mức hàng năm cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng lần, theo hướng dẫn của NHNN để đảm bảo công khai, minh bạch.
Góp ý về vấn đề giấy phép, thủ tục tại dự thảo Nghị định 24, Bộ Công an cho rằng dự thảo nghị định đề cập nhiều hình thức giấy phép (Giấy phép sản xuất vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng miếng; Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu vàng nguyên liệu), nguy cơ xuất hiện cơ chế “giấy phép mẹ” tạo ra nhiều “giấy phép con” và cơ chế cấp quota hạn ngạch sản xuất vàng miếng, hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo từng năm, từng lần.
Phản hồi ý kiến này, NHNN cho hay sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc ghi nhận thông tin số sê-ri tại chứng từ giao dịch.
NHNN khẳng định, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng lần theo phương thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, giúp tổ chức, cá nhân cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, không làm tăng áp lực về thủ tục hành chính, không tạo rào cản cho hoạt động kinh doanh vàng của doanh nghiệp.
NHNN lý giải việc bổ sung quy định này nhằm đảm bảo yêu cầu về xác thực thông tin khách hàng nhưng không tạo thêm nghĩa vụ của khách hàng do việc xác thực thông tin đã được thực hiện khi khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ban soạn thảo giải trình gì?
Giải trình trước những ý kiến trên, đại diện ban soạn thảo - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ xây dựng, điều chỉnh tổng hạn mức hàng năm đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ; quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước; tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu.
Trên cơ sở tổng hạn mức hàng năm, NHNN thực hiện cấp hạn mức hàng năm cho doanh nghiệp, ngân hàng thương mại theo quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại; tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu của các năm trước (nếu có) và nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Dự thảo Nghị định cũng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cách thức phân bổ hạn mức hàng năm cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng lần, theo hướng dẫn của NHNN để đảm bảo công khai, minh bạch.
Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng được thị trường vàng quan tâm mà cơ quan này đề xuất Chính phủ sửa đổi là xóa bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Về cơ sở của đề xuất này, NHNN thông tin rằng bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 211 về quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Chi tiết tại đây: https://cafeland.vn/tin-tuc/bo-cong-an-de-nghi-bat-buoc-ghi-so-se-ri-vang-mieng-khi-giao-dich-140818.html
Viện Công nghệ Tài chính, Trường Đại học Đại Nam
Hotlines/Zalo: 090 224 4966
Email: fta@dainam.edu.vn
TikTok: viencongnghetaichinh
Địa chỉ: P606, Tòa Startup Building, Trường Đại học Đại Nam, Số 1, Phố Xốm, Phường Phú Lương, TP. Hà Nội
#DaiHocDaiNam #viencongnghetaichinh #dnufta #ChọnĐạiNamChạmThànhCông #fintech #Vinguoihoctantam #Totnghiepnhanh_Vieclamngay