(Theo Vietnamnet) Vì sao Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp vào giá vàng của doanh nghiệp?
Nghị định 24 quy định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng, nhưng không can thiệp vào giá mua, bán vàng miếng SJC của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
NHNN cho biết, theo quy định tại Luật Giá 2012 và 2023, vàng miếng không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Giá mua, bán vàng miếng SJC do các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng chủ động niêm yết trên cơ sở cung - cầu của thị trường.
Việc niêm yết giá được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, và hiện không có quy định nào yêu cầu các doanh nghiệp phải niêm yết vàng SJC ở một mức giá cụ thể.
Đáng chú ý, Nghị định 24 quy định NHNN thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng, không có quy định NHNN can thiệp vào giá mua, bán vàng miếng SJC của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
Chi tiết tại:
https://vietnamnet.vn/vi-sao-ngan-hang-nha-nuoc-khong-the-can-thiep-vao-gia-vang-cua-doanh-nghiep-2411676.html
(Theo TBNH) Agribank tiên phong ứng dụng số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Trong kỷ nguyên số, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại, minh bạch và bền vững.
Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thanh toán điện tử, từ các giao dịch qua thẻ ngân hàng, ứng dụng di động đến ví điện tử và mã QR. Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiện lợi của người dân, mà còn được thúc đẩy bởi các chính sách quyết liệt của Chính phủ và NHNN trong việc xây dựng một xã hội không tiền mặt.
Sau 4 năm triển khai, Đề án đã ghi nhận kết quả rõ nét qua tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch. Các TCTD tích cực đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm thanh toán số, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần quan trọng vào tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, NHNN và Kế hoạch chuyển đổi số của Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Agribank đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, triển khai nhiều giải pháp phát triển hệ thống thanh toán hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong định hướng phát triển, Agribank sẽ dành nguồn lực phát triển các hệ thống thanh toán đồng bộ, hiện đại, xử lý xuyên suốt, liền mạch để cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn, tức thời với chi phí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và sẵn sàng kết nối thanh toán xuyên biên giới.
Chương trình “Ngày không tiền mặt năm 2025” với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số” được tổ chức dưới sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam và UBND TP. Hồ Chí Minh.
Chi tiết tại:
https://thoibaonganhang.vn/agribank-tien-phong-ung-dung-so-thuc-day-thanh-toan-khong-tien-mat-165602.html
(Theo BNews) Vietnam Report: Áp lực từ nợ xấu đã giảm đáng kể.
Chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tốt, áp lực từ nợ xấu đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại đã đạt đỉnh vào Quý III/2023 và ngay khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trả nợ các khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng được ban hành thì tới nay nợ xấu đã và đang được kìm hãm khá tốt.
Báo cáo ghi nhận, sang năm 2024, nợ xấu bắt đầu hạ nhiệt khi các khoản nợ được cơ cấu, mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi, tỷ lệ nợ xấu quanh mức 1,93-2,22%.
Ở góc nhìn nghiên cứu, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho rằng, rủi ro tiềm ẩn vẫn tồn tại, đặc biệt khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2025, có thể dẫn đến việc một số khoản nợ tái cơ cấu không còn được hưởng chính sách và buộc phải phân loại lại vào nhóm nợ xấu. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trong quý đầu năm 2025 đã tăng nhẹ so với quý trước đó.
Việc phát triển các sản phẩm tài chính số được coi là cơ hội lớn nhất với trên 90% các ngân hàng/chuyên gia tham gia khảo sát nhận định. Các ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các dịch vụ ngân hàng số, ví điện tử, thanh toán không tiền mặt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ khách hàng… và các sản phẩm tài chính như sinh lời tự động, cho vay ngang hàng, cũng như hàng loạt các tiện ích khác nhờ Open API (nền tảng mở cho phép bên thứ ba truy cập vào dịch vụ và dữ liệu ngân hàng để tạo ra các dịch vụ tài chính mới).
Dịp này, Vietnam Report công bố Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín 2025 gồm có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Chi tiết tại:
https://bnews.vn/vietnam-report-ap-luc-tu-no-xau-da-giam-dang-ke/377144.html