(Theo HNO) Ví điện tử, ngân hàng không được để nghẽn quá 30 phút
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15, quy định về dịch vụ thanh toán không tiền mặt. Một nội dung mới được đưa ra là quy định cụ thể về thời gian tối đa các dịch vụ ngân hàng, ví điện tử trực tuyến bị gián đoạn.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải đảm bảo tổng thời gian gián đoạn cung ứng toàn bộ dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán trực tuyến không quá 4 giờ mỗi năm và tối đa 30 phút mỗi lần, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc bảo trì, nâng cấp hệ thống đã được thông báo trước ba ngày.
Nếu xảy ra sự cố gây gián đoạn dịch vụ quá 30 phút, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán cần báo cáo Ngân hàng Nhà nước trong vòng 4 giờ. Đồng thời trong ba ngày làm việc từ khi khắc phục xong, đơn vị này phải gửi báo cáo đầy đủ cho Ngân hàng Nhà nước.
Chi tiết tại:
https://hanoionline.vn/vi-dien-tu-ngan-hang-khong-duoc-de-nghen-qua-30-phut-347266.htm
(Theo TBNH) Vay tiêu dùng cần điều kiện gì?
Vay tiêu dùng là hình thức phổ biến mà các tổ chức tín dụng (TCTD) cung cấp để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm, sửa nhà, học tập, du lịch... Tuy nhiên, để được xem xét phê duyệt khoản vay, cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản theo quy định hiện hành:
1. Chứng minh mục đích vay vốn hợp pháp và rõ ràng:
Khoản vay tiêu dùng cần có mục đích cụ thể, không vi phạm pháp luật hoặc sử dụng cho mục đích đầu tư, kinh doanh trái quy định. Một số ngân hàng yêu cầu cung cấp hóa đơn, báo giá hoặc giấy tờ chứng minh nhu cầu vay (ví dụ: hợp đồng mua hàng, chi phí học tập…).
2. Có phương án sử dụng vốn khả thi và khả năng trả nợ:
Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua thu nhập hàng tháng, lịch sử tín dụng, mức độ ổn định nghề nghiệp và tỷ lệ nợ hiện tại. Mức vay thường không vượt quá khả năng trả nợ của người vay, thường được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập.
3. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân và chứng minh thu nhập:
Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu chị đưa ra CMND/CCCD, hộ khẩu, giấy tờ xác nhận nơi cư trú và chứng từ chứng minh thu nhập (bảng lương, sao kê tài khoản, hợp đồng lao động…)
Một số khoản vay tiêu dùng tín chấp (không có tài sản đảm bảo) thường đi kèm lãi suất cao hơn và ngân hàng sẽ thẩm định kỹ hơn về rủi ro tín dụng. Trong khi đó, nếu chị có tài sản đảm bảo (như sổ tiết kiệm, xe, nhà…), chị có thể vay với lãi suất ưu đãi hơn.
Lưu ý, nên tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đặc biệt là lãi suất, phí phạt trả nợ trước hạn, và các nghĩa vụ thanh toán định kỳ để đảm bảo an toàn tài chính cá nhân trong suốt thời hạn vay.
Chi tiết tại:
https://thoibaonganhang.vn/vay-tieu-dung-can-dieu-kien-gi-167423.html
(Theo ĐTTCO) Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng
Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 30-6, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Việc tín dụng tăng đều ở các lĩnh vực này cho thấy hiệu quả của các chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Với dư nợ vào cuối năm 2024 ở mức 15,6 triệu tỷ đồng, ước tính hệ thống ngân hàng đã bơm thêm ra nền kinh tế khoảng 1,6 triệu tỷ đồng trong 6 tháng qua.
Ghi nhận từ nhiều ngân hàng thương mại cho thấy, mức tăng trưởng mạnh và tập trung vào các ngành nghề hỗ trợ nền kinh tế. Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank, thông tin, tín dụng 6 tháng năm 2025 tăng 10% so với đầu năm, đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng. Dòng vốn được phân bổ vào các dự án kinh tế trọng điểm, đặc biệt là các dự án hạ tầng.
Theo ông Nguyễn Phi Lân, Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính (NHNN), hiện có hơn 100 tổ chức tín dụng phát sinh tỷ lệ dư nợ cho khu vực kinh tế tư nhân. Ngoài ra, có khoảng 209.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có phát sinh dư nợ tại các tổ chức tín dụng. Điều này khẳng định dòng vốn tín dụng đã lan tỏa đến mọi phân khúc của nền kinh tế.
Cũng theo kết quả khảo sát xu hướng kinh doanh quý 3-2025 của NHNN, các ngân hàng thương mại đã nâng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên mức 16,8%, cao hơn so với tốc độ thực tế của năm 2024 và mục tiêu 16% NHNN đặt ra trong năm 2025.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu GDP năm 2025 tăng tối thiểu 8%, tín dụng tiếp tục được kỳ vọng là động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM, nhận định, tín dụng nửa đầu năm 2025 tăng khá, nhưng dư địa còn lớn. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương 2,5-3 triệu tỷ đồng, hiện còn khoảng 1,4 triệu tỷ đồng có thể bơm ra từ nay đến cuối năm, đủ hỗ trợ tăng trưởng GDP 8% và giữ lạm phát dưới 4,5%.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề nghị tính toán kỹ việc phân bổ vốn, bên cạnh tập trung vào hạ tầng, công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cân nhắc “chảy” vào chứng khoán, vàng, bất động sản bởi có thể gây bong bóng tài sản, rủi ro tài chính.
Chi tiết tại:
https://dttc.sggp.org.vn/tin-dung-tiep-suc-cho-tang-truong-post124343.html
#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta #Bantin