https://fta.dainam.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 20/07/2025

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'F DNU-FTA Haneesing p neasia ls: Kitaan stank BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH や宝ム 00:09: 20/07/2025'(Theo ĐTCK) Blockchain và Trung tâm Tài chính quốc tế: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp Việt

 

 Khi TP.HCM đặt mục tiêu trở thành Trung tâm Tài chính quốc tế, blockchain và tài sản mã hóa được kỳ vọng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mới.



 Tại Workshop “Từ Blockchain đến Trung tâm Tài chính quốc tế: Hướng đi mới cho doanh nghiệp Việt”, TS. Tony Trần, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế on-chain tại Onchain Academy (OA) nhận định, việc hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại TP.HCM đặt ra yêu cầu cấp bách về năng lực số hóa cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đặc biệt là kiến thức về blockchain và tài sản mã hóa, hai trụ cột cốt lõi của nền kinh tế vận hành trên chuỗi khối (On-chain Economy).

 

Theo ông, trong bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế số, Web3-powered On-chain Economy đã và đang định hình lại cách doanh nghiệp giao dịch, khai thác tài sản và mở rộng giá trị.

 

 Việc nắm bắt nguyên lý mô hình và cơ chế vận hành của on-chain không chỉ giúp nhà quản lý thực hiện hiệu quả chức năng tham mưu, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tránh nguy cơ bị bỏ lại phía sau, đồng thời mở ra cơ hội huy động vốn, tối ưu nguồn lực và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường trong và ngoài nước.

Dẫn chứng từ thực tiễn, TS. Tony Trần cho biết Việt Nam hiện nằm trong top 5 quốc gia sở hữu tài sản mã hóa nhiều nhất thế giới, với khoảng 17 triệu người dùng. Khối lượng giao dịch hàng ngày trên các sàn tập trung và phi tập trung tại Việt Nam ước tính đạt 2-3 tỷ USD, có thể lên đến hàng chục tỷ USD nếu tính cả các giao dịch chưa thống kê, vượt xa quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán truyền thống.

“Tài sản mã hóa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như tính thanh khoản cao, phí giao dịch thấp, thông tin minh bạch và có thể lập trình tự động. Đây là nền tảng cho các mô hình tài chính mới mà Việt Nam không nên đứng ngoài cuộc”, ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để tạo nền móng phát triển bền vững, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đầu tư bài bản vào đào tạo, đặc biệt là các khoá học chính quy về blockchain, tài sản số và cơ chế vận hành của nền kinh tế on-chain. Hiện nay, chưa có nhiều đơn vị đào tạo được Nhà nước công nhận và triển khai một cách hệ thống, gây khó khăn cho trong việc lựa chọn nơi học phù hợp và đáng tin cậy.

 

 Từ góc nhìn quản lý, ThS. Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Ứng dụng Kinh tế (CIT), thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, Chính phủ đang triển khai dự án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại TP.HCM và Đà Nẵng, một bước đi chiến lược nhằm đón đầu kỷ nguyên on-chain và hội nhập sâu hơn vào dòng chảy đầu tư toàn cầu.

Theo ThS. Hải, IFC sẽ tập trung thu hút các nguồn vốn chủ yếu như vốn tư nhân trong nước, vốn FDI và đặc biệt là dòng vốn gián tiếp từ các quỹ đầu tư nước ngoài với thời hạn dài và tính bền vững cao. Đáng chú ý, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu lọt vào Top 70-80 Trung tâm Tài chính toàn cầu vào năm 2035 và vươn lên Top 20 vào năm 2045.

Để đạt mục tiêu này, nhiều cơ chế ưu đãi đang được nghiên cứu triển khai như miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ thủ tục cho chuyên gia quốc tế, tự do chuyển đổi ngoại tệ mà không cần chứng minh mục đích và đặc biệt là chính sách sandbox dành cho tài sản mã hóa.

“Trung tâm IFC sẽ không cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm tài chính truyền thống, mà mở ra không gian cho những lĩnh vực hoàn toàn mới như blockchain, tài sản mã hóa và các mô hình tài chính phi tập trung. Đây sẽ là “đất lành” cho các startup và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo”, ThS Hải nhận định.



 Tuy nhiên, so với các trung tâm trên, mô hình IFC của Việt Nam còn ở giai đoạn khởi đầu và cần vượt qua nhiều rào cản thể chế, đặc biệt là khung pháp lý dành cho tài sản mã hóa và công nghệ blockchain.

 

Chi tiết tại đây:

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/blockchain-va-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-co-hoi-but-pha-cho-doanh-nghiep-viet-post373216.html 

 

 (Theo PLO) Thị trường tiền mã hóa bùng nổ, vượt mốc 4.000 tỉ USD lần đầu tiên trong lịch sử

 

 Trong tuần qua, vào phiên giao dịch ngày 14-7, thị trường tiền mã hóa toàn cầu đã đón nhận cột mốc mới, đó là khi giá trị đồng tiền Bitcoin vượt mốc 120.000USD.




 Việc đồng bitcoin vượt mốc 120.000USD hai lần trong tuần có thể coi như một cột mốc lịch sử quan trọng

 

 Giới chuyên gia cho rằng động lực đằng sau đợt tăng trưởng thần tốc này đến từ ba yếu tố chính: Làn sóng lạc quan trở lại, sự rõ ràng trong khung pháp lý tại các thị trường chủ chốt và dòng tiền đổ vào từ các tổ chức tài chính lớn.

Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản tư nhân Bernstein hiện đang đưa ra dự báo Bitcoin có thể đạt 200.000 USD vào cuối năm nay.

Nhiều tên tuổi doanh nghiệp nổi bật khác trong thế giới tiền số như Coinbase và Robinhood cũng được hưởng lợi mạnh mẽ từ làn sóng tăng giá.

Cổ phiếu Coinbase đã tăng thêm 1%, trong khi Robinhood - nền tảng giao dịch phổ biến với nhà đầu tư cá nhân - tăng 3%, cả hai đều đạt mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 18/7.

Các cổ phiếu liên quan đến Ether - đồng tiền điện tử lớn thứ hai hiện nay - cũng ghi nhận mức tăng mạnh, khi Ether đã tăng hơn 100% trong ba tháng qua và mới đây tăng tiếp 4,5%.

Các diễn biến pháp lý tại Mỹ đang có lợi cho các loại tiền mã hóa nói chung. Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua ba dự luật về tiền số. Đáng chú ý, dự luật tạo ra khung pháp lý cho stablecoin - loại tiền mã hóa được thiết kế để giữ giá ổn định, thường gắn với đồng USD theo tỷ lệ 1:1 - đã được Tổng thống Donald Trump ký ban hành thành luật tối 18-7.

Trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tại Hargreaves Lansdown - ông Derren Nathan nhận định: “Việc chính quyền Tổng thống Trump ban hành luật này cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong thái độ đối với ngành tiền điện tử, dù giới lập pháp vẫn tỏ ra thận trọng.”

Trong khi đó, ông Chris Perkins - Chủ tịch công ty đầu tư CoinFund - đánh giá: “Đạo luật Genius sẽ đi vào lịch sử như một nền tảng pháp lý đầu tiên góp phần hợp pháp hóa và đưa tiền số tiến gần hơn với dòng tài sản truyền thống.”

 



 Hai dự luật còn lại bao gồm một xác lập khung pháp lý tổng thể cho tài sản số và một dự luật khác cấm phát hành đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Mỹ (CBDC) - hiện đang được trình lên Thượng viện xem xét..

Chi tiết tại đây:

https://plo.vn/thi-truong-tien-ma-hoa-bung-no-vuot-moc-4000-ti-usd-lan-dau-tien-trong-lich-su-post861247.html

 (Theo CafeF) Giới ngân hàng Mỹ chao đảo: Tiền số hút 6,6 nghìn tỷ USD tiền gửi, người dân sẽ thanh toán, vay vốn qua blockchain

Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ vừa thông qua Dự luật Genius Act, khung pháp lý đầu tiên nhằm điều chỉnh hoạt động của stablecoin (loại tiền số được định giá bởi những tài sản ổn định như tiền fiat, vàng bạc), làn sóng cảnh báo đang dâng cao trong giới ngân hàng.

Không đơn thuần là một công cụ thanh toán số, stablecoin đang dần lấn sân và đe dọa phá vỡ trật tự vốn có của hệ thống tài chính, khi hút tiền gửi khỏi các ngân hàng truyền thống và làm lung lay nền tảng hoạt động tín dụng, trái tim của kinh tế hiện đại.

Theo một báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, nếu stablecoin được chấp nhận rộng rãi, hệ thống ngân hàng có thể chứng kiến dòng tiền gửi chảy ra với quy mô lên tới 6,6 nghìn tỷ USD, một con số khổng lồ có thể làm chao đảo thị trường tài chính.

Tiền gửi khách hàng không chỉ là "vốn" cho các ngân hàng. Đó là nguồn lực để họ tái đầu tư qua các khoản vay dành cho doanh nghiệp và cá nhân, từ đó duy trì dòng chảy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Khi người tiêu dùng rút tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng để nắm giữ stablecoin – vốn có thể giao dịch 24/7, chuyển nhanh và hầu như không tốn phí – thì năng lực cho vay của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện tại, stablecoin chủ yếu được sử dụng để giao dịch trong thế giới tiền điện tử. Tuy nhiên, với một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, stablecoin có thể được sử dụng rộng rãi hơn cho các khoản thanh toán, đặc biệt là thanh toán xuyên biên giới, vốn có thể nhanh hơn và rẻ hơn đáng kể so với hệ thống hiện tại.

 

 Các ngân hàng, hiệp hội và cơ quan quản lý khẳng định cần khung pháp luật đồng bộ để tháo gỡ vướng mắc xử lý nợ xấu, tranh chấp tín dụng.

Bên cạnh đó, mặc dù dự luật Genius Act cấm các nhà phát hành stablecoin trực tiếp trả lãi hoặc lợi suất cho người nắm giữ, nhưng các kẽ hở vẫn có thể tồn tại, các công ty vẫn có thể "lách luật" bằng cách hợp tác với các sàn giao dịch như Coinbase để đưa ra các chương trình "thưởng".

 

 Không giống Bitcoin hay Ethereum với biến động giá dữ dội, stablecoin hướng tới việc trở thành "đồng USD kỹ thuật số" – tiện dụng, linh hoạt, và dễ dùng trong thanh toán.

 

 Tiền gửi khách hàng không chỉ là "vốn" cho các ngân hàng. Đó là nguồn lực để họ tái đầu tư qua các khoản vay dành cho doanh nghiệp và cá nhân, từ đó duy trì dòng chảy tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay bức tranh càng trở nên phức tạp khi các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon hay Walmart cũng đang xem xét phát hành stablecoin riêng.

Nếu điều này xảy ra, người tiêu dùng có thể chuyển thẳng thu nhập của mình vào ví kỹ thuật số, chi tiêu và tiết kiệm bằng stablecoin – mà không cần tới ngân hàng truyền thống.

Nguy cơ rõ ràng là một làn sóng "phi ngân hàng hóa" tài sản người tiêu dùng – vốn có thể dẫn đến sự tập trung tiền gửi vào các tổ chức phát hành stablecoin không được bảo hiểm, làm gia tăng rủi ro hệ thống trong những thời điểm khủng hoảng tài chính.



 Bên cạnh đó, mặc dù dự luật Genius Act cấm các nhà phát hành stablecoin trực tiếp trả lãi hoặc lợi suất cho người nắm giữ, nhưng các kẽ hở vẫn có thể tồn tại, các công ty vẫn có thể "lách luật" bằng cách hợp tác với các sàn giao dịch như Coinbase để đưa ra các chương trình "thưởng".

 

 Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay bức tranh càng trở nên phức tạp khi các tập đoàn công nghệ lớn như Amazon hay Walmart cũng đang xem xét phát hành stablecoin riêng.

 

 Khi công nghệ và thị trường dịch chuyển nhanh chóng, ngân hàng buộc phải thích nghi, sáng tạo và tái định nghĩa lại giá trị của mình, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua tiền tệ của tương lai.

Chi tiết tại đây:

https://cafef.vn/gioi-ngan-hang-my-chao-dao-tien-so-hut-66-nghin-ty-usd-tien-gui-nguoi-dan-se-thanh-toan-vay-von-qua-blockchain-188250719103658009.chn 

Viện Công nghệ Tài chính, Trường Đại học Đại Nam

 Hotlines/Zalo: 090 224 4966

 Email: fta@dainam.edu.vn

 TikTok: viencongnghetaichinh

 Địa chỉ: P606, Tòa Startup Building, Trường Đại học Đại Nam, Số 1, Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

 

#DaiHocDaiNam #viencongnghetaichinh #dnufta #ChọnĐạiNamChạmThànhCông #fintech #Vinguoihoctantam #Totnghiepnhanh_Vieclamngay