(Theo Tiền Phong) Nợ xấu gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất quy định mới.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng luật hóa các quy định xử lý nợ xấu, phân cấp thẩm quyền cho vay đặc biệt và tăng cường minh bạch hệ thống ngân hàng.
Với mục tiêu luật hóa các quy định hiệu quả từ Nghị quyết số 42/2017, dự thảo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn và đảm bảo an toàn, lành mạnh cho hệ thống TCTD.
Cụ thể, dự thảo luật tập trung luật hóa các quy định đã chứng minh hiệu quả từ Nghị quyết số 42 bao gồm quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ), kê biên TSBĐ của bên phải thi hành án và hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các chính sách luật hóa được xác định rõ ràng về nội dung và đánh giá tác động cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, quy định mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu gia tăng và áp lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Dự thảo luật đảm bảo tính linh hoạt và chặt chẽ trong quản lý tín dụng đặc biệt, đồng thời phù hợp với các điều ước quốc tế và cam kết hội nhập của Việt Nam.
Chi tiết tại :
https://tienphong.vn/no-xau-gia-tang-ngan-hang-nha-nuoc-de-xuat-quy-dinh-moi-post1742804.tpo
(Theo Báo Đầu tư) Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được 'quyết' cho vay đặc biệt.
Sáng nay (20/5), Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Chính sách được trông đợi nhất trong dự thảo là luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, các tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm trong trường hợp có thỏa thuận đồng ý giữa khách vay và tổ chức tín dụng.
Thứ hai, tài sản của bên phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu chỉ bị kê biên trong trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc được sự đồng ý của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, đối với tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, sau khi hoàn tất thủ tục xác nhận chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý và thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng hoàn trả vật chứng này cho các tổ chức tín dụng.
Như vậy, dự thảo Luật đã chuyển thẩm quyền quyết từ Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp khoản cho vay đặc biệt có lãi suất 0%/năm, khoản cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm) thành NHNN.
Quy định này không chỉ triệt để phân cấp, phân quyền mà còn giảm bớt khâu trung gian, góp phần rút ngắn thời gian xử lý bảo đảm việc tổ chức thực hiện kịp thời, an ninh, an toàn hệ thống các TCTD.
Chi tiết tại:
(Theo KTSG) Cho vay ngang hàng – những rủi ro cần lưu ý.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 94/2025/NĐ-CP quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025. Trong đó, cho vay ngang hàng (P2P Lending) là một trong những lĩnh vực được tham gia thử nghiệm.
Về cơ bản, P2P Lending (Peer-to-Peer Lending) là hình thức cho vay trực tuyến không qua trung gian tài chính truyền thống như ngân hàng. Người đi vay và người cho vay được kết nối trực tiếp thông qua một nền tảng công nghệ do bên thứ ba cung cấp. Hiện có hai mô hình phổ biến là mô hình chợ vay thuần túy: người cho vay quyết định rót vốn vào hồ sơ cụ thể trên ứng dụng và mô hình pooling (gộp vốn): nhà đầu tư rót vốn vào quỹ chung và nền tảng tự động phân phối khoản vay.
Với tỷ lệ người dân chưa được tiếp cận tín dụng ngân hàng còn cao, trong khi nhu cầu vay tiêu dùng, vay siêu nhỏ trong dân cư và doanh nghiệp nhỏ rất lớn, cùng với sự phát triển của công nghệ tài chính (FinTech), định danh điện tử (eKYC), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI)... mở rộng khả năng thẩm định và quản lý rủi ro, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho P2P Lending phát triển.
Ngay cả khi có Nghị định 94, việc lường trước những rủi ro có thể vẫn còn tồn tại khi tham gia vào các nền tảng P2P Lending là điều cần thiết. Đối với người vay, cần phải lưu ý lãi suất thực tế khi vay thông qua các nền tảng, vì lãi suất được công bố có thể thấp nhưng các nền tảng cộng thêm các khoản phí dịch vụ ẩn, phí phạt trễ hạn... mới ra lãi suất thực tế. Một số nền tảng hứa hẹn thủ tục dễ, giải ngân nhanh, nhưng phạt cực nặng nếu trễ hạn dù chỉ một ngày, cũng như các khoản phí hồ sơ, phí xử lý, phí giải ngân... thường không được nêu rõ lúc đăng ký vay, vì vậy người vay cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng.
Chi tiết tại:
https://thesaigontimes.vn/cho-vay-ngang-hang-nhung-rui-ro-can-luu-y/
#Fintech #CongngheTaichinh #Nganhang
Phương Anh