(Theo TBNH) Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh.
Ngày 20/6, tại Hội thảo chuyên đề “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính – công nghệ” do BIDV tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, cho rằng chuyển đổi xanh cần hoàn thiện tiêu chí đánh giá và hạ tầng dữ liệu ESG.
Nếu không sớm hoàn thiện chính sách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn xanh, trong khi nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2022–2040 ước tính lên tới 368 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ trọng tín dụng xanh tại Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 4,3% tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng, tương đương 704.200 tỷ đồng tính đến quý I/2025.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, so với giai đoạn trước năm 2015 hiện nay dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đã tăng gấp 8 lần. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế xanh, Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các hạ tầng dữ liệu.
Trong đó, ông Lực đề xuất nhóm giải pháp, bao gồm: Thay đổi về tư duy (coi chuyển đổi xanh là khoản đầu tư dài hạn, không phải chi phí). Lồng ghép chiến lược xanh vào quy hoạch phát triển ở cả cấp địa phương và quốc gia. Ban hành danh mục phân loại xanh (trong đó xác định rõ lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên; giao tổ chức độc lập xác nhận tiêu chuẩn xanh). Thiết lập tiêu chí và công cụ đánh giá xanh. Thiết lập tiêu chí và công cụ đánh giá xanh. Tăng cường truyền thông, khuyến khích tiêu dùng xanh, đầu tư xanh. Ban hành chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp (như giảm thuế, phí, lãi suất; hỗ trợ chi phí xác nhận ESG; thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh)…
Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, trước mắt cần sớm ban hành Danh mục phân loại xanh (Green Taxonomy), thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án, nhà máy và doanh nghiệp xanh. Đồng thời đầu tư phát triển hệ thống dữ liệu và công nghệ số để hỗ trợ đo lường, dự báo và giám sát hiệu quả chuyển đổi và khơi thông dòng vốn đầu tư và tín dụng cho kinh tế xanh.
Chi tiết tại:
https://thoibaonganhang.vn/chuyen-gia-de-xuat-ban-hanh-danh-muc-phan-loai-xanh-166115.html
(Theo báo ĐBND) Trình Quốc hội xem xét cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng nguồn vốn đã hết thời gian thực hiện để bổ sung cho vay các chương trình khác.
Chiều 19/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc xử lý nguồn thu hồi nợ của các chương trình tín dụng chính sách do ngân sách nhà nước cấp đã hết thời gian thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tờ trình về việc xử lý nguồn thu hồi nợ của các chương trình tín dụng chính sách do ngân sách nhà nước cấp đã hết thời gian thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày cho biết, từ năm 2008 đến năm 2017, ngân sách nhà nước đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội tổng số tiền là 6.068,961 tỷ đồng để thực hiện cho vay 3 nhóm chương trình tín dụng chính sách, gồm: Các chương trình tín dụng chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số; cho vay nhà ở và cho vay hỗ trợ các huyện.
Trên cơ sở hiệu quả thực hiện các chương trình và nhu cầu về nguồn vốn đến hết năm 2025 của Ngân hàng Chính sách xã hội, Chính phủ nhận thấy việc cho phép sử dụng nguồn vốn đã thu hồi và tiếp tục thu hồi trong thời gian tới của các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội cấp đã hết thời gian thực hiện để bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình khác đang thiếu nguồn lực là cần thiết và phù hợp với thực tế.
Đa số ý kiến trong Ủy ban thấy rằng, để bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý thực hiện, Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đã hết thời hạn thực hiện để bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng chính sách là phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội quy định tại Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước. Việc này cũng nhằm giảm thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi triển khai nhanh chóng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội; sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có.
Đa số ý kiến trong Ủy ban thấy rằng, đề xuất cho phép sử dụng nguồn vốn thu hồi nợ của các chương trình tín dụng chính sách do ngân sách nhà nước cấp đã hết thời gian thực hiện cơ bản phù hợp với tình hình thực tiễn và đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho phép sử dụng toàn bộ số tiền đã cấp cho các chương trình tín dụng chính sách để cho vay các chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó, ưu tiên thực hiện chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định xử lý nguồn thu hồi nợ của các chương trình tín dụng chính sách do ngân sách nhà nước cấp đã hết thời gian thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội như đề nghị của Chính phủ.
Chi tiết tại:
#Fintech #Congnghetaichinh #dnu_fta #Bantin