(Theo TBTC) Tài chính tiêu dùng kỳ vọng tiếp đà phục hồi nhưng cuộc chơi sẽ phân hóa mạnh
Nhiều ý kiến kỳ vọng thị trường tài chính tiêu dùng sẽ phục hồi nửa cuối năm 2025, với lợi nhuận toàn ngành cải thiện nhờ động lực từ tăng trưởng GDP, các doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa và mở rộng hợp tác với các nhà bán lẻ.
Công ty TNHH Lotte C&F Việt Nam vừa ký kết hợp tác với một ngân hàng để triển khai giải pháp tài chính tiêu dùng, hướng tới xây dựng nền tảng mua sắm tài chính hàng đầu tại Việt Nam, bắt kịp xu hướng chi tiêu mua trước - trả sau đang được giới trẻ ưa chuộng.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty TNHH Lotte C&F Vietnam cho biết, khách hàng sẽ được ngân hàng đối tác xét duyệt và cấp hạn mức tín dụng từ 8 - 20 triệu đồng, hiển thị trực tiếp trên ứng dụng sau khi hoàn tất ký kết hợp đồng.
“Mức phí áp dụng là 3,5% trên tổng giá trị đơn hàng. Ví dụ, đơn hàng 900.000 đồng trả trong 1 tháng, khách hàng sẽ phải trả 931.500 đồng" - nhân viên này dẫn chứng.
Chia sẻ tại sự kiện ký kết hợp tác, ông Inaishi Noritaka - đại diện Lotte C&F cho biết, giải pháp này không chỉ nâng cao trải nghiệm tiêu dùng tại hệ thống bán lẻ Lotte, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các hình thức tài chính hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dùng.
Mô hình B2B2C (Business To Business To Customer) đang mang lại hiệu quả rõ rệt tại các công ty tài chính khi giúp mở rộng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng gián tiếp nhưng hiệu quả. Đơn cử, công ty tài chính A có thể hợp tác với các đối tác bán lẻ là các doanh nghiệp B như: trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng điện máy hoặc nền tảng thương mại điện tử để tích hợp giải pháp vay vốn, trả góp ngay tại điểm bán. Khi người tiêu dùng mua sắm tại các đối tác này, có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính từ doanh nghiệp A mà không cần đến chi nhánh hay thực hiện thủ tục phức tạp.
Cũng đem đến nhiều gói vay linh hoạt, ứng dụng số hoá để tối ưu hóa trải nghiệm và tiện lợi cho khách hàng, hiện HD Saison cung cấp nhiều gói vay đa dạng, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của người tiêu dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện Việt Nam có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động. Trong số đó, một số tên tuổi lớn như FE Credit, HD Saison và Mcredit đang dẫn đầu thị trường, ngoài ra còn có: VietCredit, Home Credit, Lotte Finance, TNEX, Công ty Tài chính Mirae Asset (MAFC)...
Tài chính tiêu dùng là lĩnh vực giàu tiềm năng nhờ mô hình cho vay linh hoạt, không yêu cầu tài sản đảm bảo hay thủ tục phức tạp. Điểm chung của các hình thức cho vay tiêu dùng tại Lotte C&F hay HD Saison là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại như eKYC, Big Data và AI, giúp rút ngắn thời gian giải ngân chỉ vài phút đến vài giờ và mở rộng tiếp cận tín dụng cho sinh viên, lao động phổ thông và những người chưa có lịch sử tín dụng. Việc đánh giá rủi ro cũng dựa vào hành vi chi tiêu và giao dịch thực tế, thay vì chỉ phụ thuộc vào dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) như truyền thống.
Trong khi đó, các công ty đẩy mạnh cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng như Mcredit, FE Credit... đối mặt với rủi ro tài sản cao hơn. Nguyên nhân bởi các khoản vay thường không có tài sản đảm bảo và dễ bị ảnh hưởng nếu người vay gặp khó khăn tài chính. Rủi ro càng tăng trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, trong đó có việc Mỹ tăng thuế quan, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân.
Theo báo cáo từ Công ty cổ phần Chứng Khoán MB (MBS), trong quý I/2025, HD Saison ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 28% so với cùng kỳ, đạt 330 tỷ đồng, nhờ nhu cầu vay mua xe máy tăng mạnh. Trong khi đó, FE Credit trở lại có lãi với 79 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu nhập phí thuần tăng 60% và thu nhập khác tăng đột biến 280% so với cùng kỳ.Chất lượng tài sản của các công ty tài chính tiêu dùng lại ghi nhận diễn biến trái chiều. Theo MBS, trong khi Mcredit và HD Saison cải thiện nhẹ tỷ lệ nợ xấu.
"Chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ phục hồi dần trong nửa cuối năm 2025, được thúc đẩy bởi động lực tăng trưởng GDP 8%, thu nhập hộ gia đình cải thiện và khung pháp lý thuận lợi hơn. Với mô hình hoạt động cốt lõi là hợp tác B2B2C, các công ty tài chính sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn và thúc đẩy mở rộng sử dụng thẻ tín dụng" - MBS nhận định.
Theo đó, những đơn vị tập trung vào các phân khúc rủi ro thấp như Home Credit hay HD Saison có khả năng duy trì hoạt động ổn định.
Trong khi đó, các công ty đẩy mạnh cho vay tiền mặt và thẻ tín dụng như Mcredit, FE Credit... đối mặt với rủi ro tài sản cao hơn.
Chi tiết tại đây: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tai-chinh-tieu-dung-ky-vong-tiep-da-phuc-hoi-nhung-cuoc-choi-se-phan-hoa-manh-180297-180297.html
(Theo TBNH) Tổng thống Trump ký ban hành luật về stablecoin
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một đạo luật nhằm thiết lập khuôn khổ quản lý đối với các loại tiền điện tử neo giá vào đồng USD, thường được gọi là stablecoin - một cột mốc có thể mở đường để tài sản kỹ thuật số này trở thành công cụ thanh toán và chuyển tiền phổ biến.
Dự luật có tên gọi chính thức là Đạo luật GENIUS, đã được Hạ viện thông qua với tỷ lệ ủng hộ 308 phiếu thuận so với 122 phiếu chống, trong đó gần một nửa nghị sĩ đảng Dân chủ và phần lớn nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu tán thành.
Đây được xem là một chiến thắng lớn đối với giới ủng hộ tiền số, những người từ lâu đã vận động hành lang nhằm thúc đẩy một khung pháp lý rõ ràng, với kỳ vọng đưa ngành công nghiệp từng khởi nguồn vào năm 2009 như một “miền viễn tây kỹ thuật số” đầy đổi mới nhưng cũng hỗn loạn, trở nên chính danh hơn trước hệ thống tài chính truyền thống.
“Việc ký ban hành này là minh chứng to lớn cho sự nỗ lực và tinh thần tiên phong của các bạn”, ông Trump phát biểu tại sự kiện ký luật với sự tham dự của hàng chục quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp tiền số và các nhà lập pháp.
“Đây là điều tốt cho đồng USD và tốt cho nước Mỹ”, ông Trump nói.
Các stablecoin được thiết kế để duy trì giá trị ổn định, thường neo theo tỷ lệ 1:1 với đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu, mở rộng khả năng tiếp cận với nền kinh tế đồng USD và gia tăng nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Mỹ - loại tài sản thường được sử dụng để đảm bảo giá trị cho stablecoin.
Một số nghị sĩ đảng Dân chủ và các nhà phê bình cho rằng luật mới vẫn còn nhiều điểm đáng lo ngại như không cấm các công ty công nghệ lớn phát hành stablecoin riêng, điều này có thể làm gia tăng quyền lực của các tập đoàn vốn đã rất lớn; thiếu các biện pháp phòng chống rửa tiền mạnh mẽ hơn; và không cấm các tổ chức phát hành stablecoin có trụ sở nước ngoài.
“Bằng việc không đóng lại các lỗ hổng pháp lý đã được nhận diện và không bảo vệ cơ sở hạ tầng đồng USD kỹ thuật số, Quốc hội đang khiến hệ thống tài chính Mỹ trở thành thiên đường mới cho tội phạm và các chế độ thù địch khai thác”, Scott Greytak, Phó Giám đốc Điều hành tổ chức Transparency International Mỹ, cảnh báo.
Các ngân hàng lớn của Mỹ hiện đang thảo luận nội bộ về việc mở rộng hoạt động sang lĩnh vực tài sản số khi các cơ quan quản lý bắt đầu có lập trường cởi mở hơn, tuy nhiên, theo Reuters, giai đoạn đầu sẽ chủ yếu là thử nghiệm, hợp tác hoặc triển khai các chương trình giao dịch giới hạn.
Một số công ty tiền số như Circle và Ripple cũng đang tìm kiếm giấy phép hoạt động ngân hàng, bước đi này có thể giúp họ giảm chi phí bằng cách loại bỏ vai trò trung gian của các ngân hàng truyền thống.
Những người ủng hộ đạo luật cho rằng quy định mới có thể tạo ra nguồn cầu mới đối với trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Mỹ, vì các tổ chức phát hành stablecoin sẽ cần mua thêm loại tài sản này để đảm bảo giá trị phát hành.
Tổng thống cũng ra mắt một đồng tiền kỹ thuật số mang tính biểu tượng mang tên $TRUMP vào tháng 1 và hiện đang nắm cổ phần tại công ty tiền số World Liberty Financial.
Ngành công nghiệp này đang kỳ vọng stablecoin sẽ sớm được ứng dụng phổ biến trong các giao dịch thanh toán tức thì.
Đạo luật mới yêu cầu các stablecoin phải được bảo chứng hoàn toàn bằng tài sản thanh khoản, chẳng hạn như tiền mặt USD hoặc trái phiếu kho bạc ngắn hạn, đồng thời các tổ chức phát hành phải công khai định kỳ hàng tháng về cơ cấu dự trữ.
Ông Trump cũng đã công bố một loạt cải cách chính sách tiền số, trong đó có việc ký sắc lệnh vào tháng 3 thành lập quỹ dự trữ chiến lược bằng Bitcoin.
Chi tiết tại đây: https://thoibaonganhang.vn/tong-thong-trump-ky-ban-hanh-luat-ve-stablecoin-167569.html
(Theo ĐTCK) Nâng cao hoạt động giám sát ngân hàng để tiến tới bỏ room tín dụng
Ngày 3-7-2025, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng - một công cụ hành chính đã duy trì từ năm 2011 đến nay. Yêu cầu này không nhằm hạn chế quyền kiểm soát của NHNN mà chuyển trọng tâm sang cơ chế điều hành có tính thị trường hơn, cả về định lượng và định tính, mà vẫn đảm bảo các chuẩn mực quốc tế như Basel. Việc bỏ room tín dụng được xem là cải cách điều hành lớn nhất của ngành ngân hàng trong hơn một thập niên, song điều này cũng buộc NHNN phải nâng cao năng lực giám sát để đảm bảo dòng vốn tín dụng được dẫn đến đúng nơi cần thiết.
Kể từ cuối năm 2015, NHNN đã thiết lập Thông tư 35/2015/TT-NHNN (sau đó được bổ sung với Thông tư 11/2018/TT-NHNN) mà ở đó, các ngân hàng phải đáp ứng một hệ thống báo cáo thống kê chi tiết. Xét riêng về hoạt động cấp tín dụng, khung báo cáo được xây dựng dựa trên nền tảng hoạt động tín dụng, năng lực vốn, giám sát rủi ro nợ xấu cũng như hoạt động ngoại bảng, công ty con - công ty liên kết. Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, các ngân hàng phải cập nhật với NHNN về tình hình hoạt động theo các form mẫu được quy định bởi thông tư này để giúp NHNN liên tục rà soát hoạt động, để kịp thời đưa ra những can thiệp hoặc chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro cho hệ thống.
Trong đó, khung báo cáo 001-DBTK, 034-TTGS, 035-DBTK, 037.1-TTGS của Thông tư 35 cung cấp các thông tin về phân tách dư nợ theo mã ngành kinh tế và mức độ bảo đảm. Đây chính là các bản đồ nhiệt giúp NHNN đánh giá chính xác dòng chảy tín dụng của thị trường.
Báo cáo 116, 119.1, 128.3-TTGS thu thập hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn và tổng tài sản có rủi ro hàng tháng. Khi CAR của ngân hàng thấp dưới ngưỡng 8%, hệ thống sẽ cảnh báo với NHNN để hạn chế chia cổ tức, yêu cầu nộp kế hoạch tăng vốn đối với các ngân hàng này. Ngoài ra, Thông tư 35 còn có các báo cáo về tình hình xử lý nợ xấu trong kỳ của các ngân hàng thương mại, chi tiết về giá trị thu hồi tài sản bảo đảm và các báo cáo về theo dõi hoạt động ngoại bảng cũng như các công ty con - công ty liên kết.
Các chiến lược gia tại Goldman Sachs đã so sánh trái phiếu phát hành bằng đồng euro và đồng đô la do cùng một quốc gia phát hành vào cùng ngày trong năm nay. Và nhận thấy rằng trái phiếu phát hành bằng đồng euro có hiệu suất vượt trội hơn so với trái phiếu phát hành bằng đồng đô la một tuần sau khi phát hành.
Theo David Robbins, đồng Giám đốc của TCW Emerging Markets Group và là một chuyên gia kỳ cựu bốn thập kỷ về thị trường mới nổi, nhu cầu đầu tư vào các thị trường mới nổi nhìn chung vẫn mạnh mẽ trong năm nay khi các nhà đầu tư đang phải đối mặt với sự bất ổn chính sách của Mỹ.
Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khỏi đồng đô la khó có thể làm giảm sự thống trị của đồng đô la trong trái phiếu tại các thị trường mới nổi vì những trái phiếu này là một phần của chỉ số trái phiếu chuẩn của JPMorgan dành cho các thị trường mới nổi, và do đó chiếm một phần lớn trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư.
Hình 1 thể hiện minh họa Dashboard giám sát hoạt động cấp tín dụng của từng ngân hàng. Dựa trên dữ liệu theo thời gian thực (real-time) được kết nối tự động từ các ngân hàng thương mại về kho dữ liệu của NHNN, các dữ liệu sẽ được nhanh chóng kết nối, phản ánh nhanh về bức tranh sức khỏe tài chính và các điểm nóng trong tình hình tăng trưởng và quản lý dư nợ của từng ngân hàng. Môi trường dữ liệu chuẩn hóa và đồng bộ giúp việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý rủi ro của hệ thống càng trở nên khả thi hơn. Khi thuật toán phát hiện bất thường, tín hiệu đẩy về màn hình giám sát của Vụ Thanh tra, đồng thời gửi e-mail cảnh báo cho giám đốc rủi ro ngân hàng liên quan..
Các giải pháp hạ tầng công nghệ ngày càng khả thi khi Thông tư 64/2024/TT-NHNN được ban hành cuối năm ngoái, cũng đã có các hướng dẫn các ngân hàng về việc triển khai Open API để chia sẻ dữ liệu định danh giao dịch và trạng thái khoản thanh toán với bên thứ ba. Điều này mở ra kỳ vọng lớn về việc số hóa và ứng dụng Open API vào kho dữ liệu Thông tư 35 của toàn hệ thống ngân hàng. Nhờ đó, Thông tư 35 sẽ biến từ kho lưu trữ thành hệ sinh thái dữ liệu thời gian thực, giúp ngân hàng nắm bắt tình hình dòng chảy tín dụng chung và chi tiết thông tin về điểm tín dụng của khách hàng một cách xuyên suốt hơn.
“Khi các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội có giá trị tương đối, những người đi vay bằng đô la có thể tìm cách khai thác thị trường đồng euro để đa dạng hóa nguồn vốn”, Cathy Hepworth, Giám đốc bộ phận nợ thị trường mới nổi tại PGIM cho biết.
Chi tiết tại đây: https://thesaigontimes.vn/nang-cao-hoat-dong-giam-sat-ngan-hang-de-tien-toi-bo-room-tin-dung/
Viện Công nghệ Tài chính, Trường Đại học Đại Nam
Hotlines/Zalo: 090 224 4966
Email: fta@dainam.edu.vn
TikTok: viencongnghetaichinh
Địa chỉ: P606, Tòa Startup Building, Trường Đại học Đại Nam, Số 1, Phố Xốm, Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
#DaiHocDaiNam #viencongnghetaichinh #dnufta #ChọnĐạiNamChạmThànhCông #fintech #Vinguoihoctantam #Totnghiepnhanh_Vieclamngay