(Theo Blog Tiền ảo) Solana sẽ thay thế các ngân hàng trong các đợt IPO.
Tại hội nghị Solana Accelerate 2025 , Anthony Scaramucci đã nêu rõ một điều: Đừng coi Solana chỉ là một blockchain thông thường; nó đang trên đà trở thành xương sống của nền tài chính toàn cầu.
Scaramucci chỉ ra một con số đáng kinh ngạc: gần 7 nghìn tỷ đô la được chi trên toàn cầu cho việc xác minh giao dịch . Ông lập luận rằng sự kém hiệu quả đó đã chín muồi cho sự gián đoạn. Cơ sở hạ tầng tốc độ cao, chi phí thấp của Solana có thể cắt giảm đáng kể những chi phí đó – điều mà không có hệ thống truyền thống nào có thể làm được.
Ông so sánh các đợt IPO sử dụng công nghệ blockchain với các đợt chào bán truyền thống có thể tăng tới 7% phí, cho rằng hệ thống của Solana có thể cung cấp chức năng tương tự với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ, cùng khả năng tiếp cận rộng hơn nhiều.
Bất chấp sự căng thẳng về mặt quy định đang diễn ra, Scaramucci khẳng định những người chơi lớn đang vây quanh. Ông lấy Jamie Dimon của JPMorgan làm ví dụ thận trọng, dự đoán các tổ chức lớn cuối cùng sẽ lưu ký và cung cấp các chiến lược sinh lời bằng cách sử dụng Solana và các tài sản Lớp 1 khác.
Scaramucci không phải là người duy nhất lạc quan về Solana và tiềm năng của nó. Đầu tuần này, Akshay BD của Solana Foundation đã đưa ra một tầm nhìn rộng hơn: quyền sở hữu vi mô phổ quát thông qua mã hóa .
Như vậy, Solana không còn là một dự án ngách nữa. Nó đang nhắm đến Phố Wall. Và nếu các tín hiệu của ngành là bất cứ điều gì để đi theo, sự thay đổi có thể sẽ sớm xảy ra.
Chi tiết tại :
https://blogtienao.com/solana-se-thay-the-cac-ngan-hang-trong-cac-dot-ipo/
(Theo CafeF) Dòng tiền "trú ẩn" ghi nhận kỷ lục mọi thời đại, điều gì đang xảy ra?
Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng của khách hàng cá nhân đã chính thức vượt tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu liên quan đến tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng. Cụ thể, lượng tiền gửi tại các ngân hàng trong 2 tháng đầu năm 2025 đã đạt mức tăng kỷ lục, khi dân cư tiếp tục đổ xô gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2025 do các ngân hàng công bố, BIDV dẫn đầu các ngân hàng với số tiền gửi khổng lồ hơn 1,97 triệu tỷ đồng. Các vị trí trí tiếp theo là VietinBank (1,62 triệu tỷ đồng), Vietcombank (1,5 triệu tỷ đồng), MB (hơn 722.000 tỷ đồng). Các ngân hàng tư nhân cũng không kém cạnh khi Sacombank đứng đầu bảng, đạt hơn 585.000 tỷ đồng. VPBank đứng thứ 2 với hơn 552.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm, VPBank là ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, hút thêm hơn 66.700 tỷ đồng, tương đương 13,7%.
Điều đáng nói là, lượng tiền gửi của cư dân vẫn tăng mạnh bất chấp lãi suất ngân hàng liên tục giảm trong thời gian gần đây. Tăng trưởng mạnh mẽ này phản ánh tâm lý thận trọng của người dân trong bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa chắc chắn.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 2, theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo dư địa giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng đã bắt đầu hạ lãi suất huy động. Tính từ tháng 3 đến nay, đã có 29 ngân hàng giảm lãi suất huy động từ 0,3 đến 1,3 điểm phần trăm mỗi năm, tùy theo kỳ hạn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất huy động ở mức đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ, thì những nhà đầu tư, tùy vào khẩu vị rủi ro, có thể xem xét giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm để chuyển sang các kênh có lợi suất cao hơn.
Chi tiết tại:
(Theo Báo Xây dựng) Tài chính tiêu dùng: Bức tranh thị phần đang được vẽ lại.
Thị trường tài chính tiêu dùng đang chứng kiến làn sóng rút lui đồng loạt của nhiều ngân hàng nội, mở đường cho các tập đoàn tài chính nước ngoài gia tăng hiện diện và chiếm lĩnh thị phần.
Tín hiệu rút lui khỏi lĩnh vực tài chính tiêu dùng đang ngày càng rõ rệt trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) bất ngờ hé lộ kế hoạch thoái vốn tại Mcredit - công ty tài chính mà MB đang sở hữu 50% cổ phần.
Động thái này sẽ khiến Mcredit không còn là công ty con của MB, qua đó đánh dấu bước lùi rõ nét của ngân hàng này khỏi sân chơi tài chính tiêu dùng, vốn từng là mảng được kỳ vọng lớn.
Theo giải trình từ phía MSB, việc đầu tư dài hạn vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng đòi hỏi nguồn lực lớn về công nghệ, nhân sự, sản phẩm và kiểm soát rủi ro - điều mà các ngân hàng đang cân nhắc kỹ trong bối cảnh cần tối ưu hóa danh mục đầu tư. Vì vậy, ngân hàng này đang tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn tại TNEX Finance.
Khi nhiều ngân hàng nội địa đang dần khép lại cánh cửa với lĩnh vực tài chính tiêu dùng, một thị trường từng được xem là "mảnh đất vàng", thì các nhà đầu tư nước ngoài lại đang tích cực bước vào, thậm chí cạnh tranh để giành phần lớn trong "miếng bánh" còn đầy tiềm năng này.
Với dân số hơn 100 triệu người, trong đó phần lớn là người trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa và tiêu dùng nhanh nhất Đông Nam Á.
Đáng chú ý, theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người trưởng thành có tiếp cận tín dụng chính thức ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển trong khu vực như Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc.
Ngoài ra, các tập đoàn tài chính nước ngoài thường có lợi thế lớn về vốn, công nghệ, hệ thống quản trị rủi ro hiện đại và chiến lược đầu tư dài hạn. Họ sẵn sàng chấp nhận thời gian đầu ít lợi nhuận để xây dựng thị phần, tạo nền tảng dữ liệu khách hàng và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường bản địa. Trong khi đó, các ngân hàng Việt, trong bối cảnh cần tối ưu hóa hiệu quả vốn và giảm rủi ro, lại có xu hướng rút lui khỏi lĩnh vực có biên lợi nhuận không còn hấp dẫn như giai đoạn đầu.
Chi tiết tại:
https://baoxaydung.vn/tai-chinh-tieu-dung-buc-tranh-thi-phan-dang-duoc-ve-lai-192250524094324575.htm
#Fintech #CongngheTaichinh #Nganhang
Phương Anh