1️⃣ (Theo TBTCO) Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý thuế tài sản mã hóa hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín cho rằng, việc xây dựng khung pháp lý để quản lý thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam nói chung và quản lý thuế nói riêng là một bước đi quan trọng và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Việc xây dựng một khung pháp lý toàn diện và hiệu quả cho thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn rộng rãi và cách tiếp cận cân bằng giữa việc bảo vệ nhà đầu tư, phòng chống rủi ro và tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Thị trường tài sản mã hóa đã và đang tạo ra một lớp tài sản mới với tiềm năng to lớn, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các cơ quan quản lý thuế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việc quản lý thuế đối với tài sản mã hóa không chỉ là vấn đề thu ngân sách mà còn liên quan đến sự minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống tài chính.
Giải pháp được đề xuất bao gồm: nhanh chóng ban hành hướng dẫn pháp luật, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, áp dụng công nghệ theo dõi giao dịch blockchain, nâng cao năng lực cán bộ thuế và tăng cường phối hợp liên ngành.
Việc hoàn thiện khung pháp lý không chỉ giúp quản lý hiệu quả mà còn mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển kinh tế số và hội nhập toàn cầu.
Thị trường tài sản mã hóa đã và đang tạo ra một lớp tài sản mới với tiềm năng to lớn, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các cơ quan quản lý thuế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việc quản lý thuế đối với tài sản mã hóa không chỉ là vấn đề thu ngân sách mà còn liên quan đến sự minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống tài chính.
Chi tiết tại : https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hoan-thien-khung-phap-ly-de-quan-ly-thue-tai-san-ma-hoa-hieu-qua-175397-175397.html
2️⃣ (Theo Thời báo ngân hàng) Quản lý tài sản số: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên số hóa.
Trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức toàn cầu ngày càng chuyển dịch mạnh mẽ lên môi trường số, quản lý tài sản số không còn là câu chuyện riêng của bộ phận công nghệ mà đã trở thành bài toán chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, cùng với cơ hội lớn thì luôn song hành với vô vàn thách thức về nhận thức, công nghệ và an toàn thông tin.
Thách thức lớn nhất hiện nay với doanh nghiệp trong quản lý tài sản số chính là sự phân tán dữ liệu và nền tảng. Tài sản số không chỉ còn giới hạn ở dữ liệu tài chính hay hồ sơ khách hàng, mà đã mở rộng ra hình ảnh thương hiệu, bằng sáng chế kỹ thuật số, mã nguồn phần mềm, các mô hình AI, thậm chí cả tài sản ảo trên các nền tảng blockchain.
Để xây dựng một hệ thống quản lý tài sản số hiệu quả, theo bà Trần Phương Anh, Giám đốc công nghệ Công ty Fintech Alpha, doanh nghiệp cần đảm bảo 5 yếu tố cốt lõi đó là:
👉 Khả năng định danh và theo dõi tài sản theo thời gian thực, giúp nắm bắt nhanh tình trạng và giá trị tài sản;
👉 Hệ thống bảo mật đa tầng, kết hợp mã hóa dữ liệu, xác thực nhiều yếu tố và phân quyền truy cập linh hoạt;
👉 Khả năng tích hợp hệ thống, tránh tình trạng "hòn đảo công nghệ" khi các bộ phận sử dụng phần mềm riêng lẻ;
👉 Phân tích dữ liệu và báo cáo tự động, để lãnh đạo ra quyết định dựa trên thông tin cập nhật;
👉 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, giúp nhân viên các cấp có thể vận hành mà không yêu cầu kỹ năng kỹ thuật phức tạp.
Quản lý tài sản số trong tương lai sẽ không chỉ là bài toán kỹ thuật, mà là bài toán chiến lược tổng thể, gắn chặt với giá trị thương hiệu, uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Chi tiết tại: https://thoibaonganhang.vn/quan-ly-tai-san-so-co-hoi-va-thach-thuc-trong-ky-nguyen-so-hoa-163458.html
3️⃣ (Theo Thời báo Ngân hàng) AI - động lực tạo nên dịch vụ ngân hàng thông minh, tiện lợi hơn.
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GEN AI) đang thay đổi rất nhiều các hành vi trong cuộc sống của chúng ta cũng như tạo ra một làn sóng rất mới về ứng dụng công nghệ này trong tất cả mọi lĩnh vực. Ngân hàng cũng không nằm ngoài làn sóng này, hiện các nhà băng đang tích cực ứng dụng AI để cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, tiện lợi hơn.
Là một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số ở Việt Nam, các ngân hàng sẽ không nói chuyện chuyển đổi số trên lý thuyết mà minh chứng bằng các sản phẩm cụ thể, thực tế trong việc phục vụ khách hàng hàng ngày. Bên cạnh đó, các nhà băng cũng đang đối mặt với việc cạnh tranh từ Fintech, từ các ví điện tử và chính vì thế sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số nhanh hơn nữa để theo kịp thị trường.
Muốn làm được, công nghệ là yếu tố tiên quyết và bây giờ là thời đại của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, dữ liệu tập trung… Những công nghệ này sẽ tạo ra cơ hội để ngân hàng biến ứng dụng của mình trở nên thông minh, hấp dẫn và tiện dụng hơn với khách hàng, phù hợp nhu cầu của người dùng.
Phải khẳng định rằng AI là công nghệ mới và luôn có những rủi ro đi kèm. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thử nghiệm thì cũng sẽ không biết rủi ro là gì để có thể phòng ngừa nó. Tài chính - ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân và tạo lập được niềm tin là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, khi áp dụng AI cũng cần rất cẩn trọng.
Chi tiết tại: https://thoibaonganhang.vn/ai-dong-luc-tao-nen-dich-vu-ngan-hang-thong-minh-tien-loi-hon-163351.html