https://fta.dainam.edu.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
BẢN TIN VIỆN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH 28/5/2025

(Theo VietStock) LS. Lê Trung Phát: Áp lực xử lý nợ xấu đối với ngân hàng rất lớn.

Áp lực xử lý nợ xấu đối với ngân hàng rất lớn vì hạn chế kinh doanh cho phía ngân hàng vào năm tiếp theo. Bản thân ngân hàng cũng mong muốn xử lý nợ xấu để mang lợi nhuận. Trên đây là chia sẻ của Luật sư Lê Trung Phát - Giám đốc hãng luật Lê Trung Phát, đoàn luật sư TPHCM tại hội thảo “Xử lý nợ xấu: Đâu là giải pháp hài hòa?” được tổ chức sáng ngày 27/05.

Nợ xấu ngân hàng không chỉ là điều mà người vay lo ngại mà nó còn là mối nguy hiểm đối với an toàn hoạt động ngân hàng. Bởi vậy, pháp luật ngân hàng đã có quy định rất chặt chẽ về việc phân loại nợ xấu và xử lý nợ xấu.

Về căn cứ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, theo thông tư 11/2021NHNN, phân loại nợ có 5 nhóm theo từng tiêu chí khác nhau. Theo đó, ít nhất mỗi tháng 1 lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.

Việc xử lý tài sản nhằm đảm bảo cho việc thu hồi nợ, nhìn tưởng rất đơn giản nhưng quả thật có rất nhiều vấn đề đặt ra, bởi nó là vấn đề về luật pháp mà khi gặp phải thì không thể không thực hiện.

Để xử lý nợ xấu, cần đảm bảo quyền tài sản của người thế chấp, xây dựng quyền lợi bên nhận thế chấp tài sản và sự minh bạch hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng tín dụng. Không xây dựng hợp đồng như xây dựng bộ luật mà phải phân loại rõ quyền, nghĩa vụ của các bên. Khi thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng tín dụng và phía ngân hàng phải thông báo rõ với khách hàng rằng khi không trả nợ đúng hạn thì sẽ thu hồi tài sản để tránh các phát sinh về sau khi xảy ra tranh chấp.

Chi tiết tại :

https://vietstock.vn/2025/05/ls-le-trung-phat-ap-luc-xu-ly-no-xau-doi-voi-ngan-hang-rat-lon-757-1312443.htm

 

(Theo Vietnamnet) Cho thuê cả khuôn mặt để lừa đảo bằng sinh trắc học, tội phạm nuôi luôn chủ tài khoản.

Xác thực sinh trắc học không phải là giải pháp duy nhất và cũng không thể đảm bảo 100% tránh được gian lận, lừa đảo. Trên thực tế, các nhóm tội phạm thuê tài khoản ngân hàng và thuê luôn cả khuôn mặt của chủ tài khoản.

Ngày 26/5, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hiện có khoảng trên 200 triệu tài khoản ngân hàng được mở, trong đó chỉ hơn 113,5 triệu tài khoản được đối chiếu sinh trắc học.

Thậm chí, bắt đầu xuất hiện các tổ chức tội phạm nuôi người cho thuê tài khoản ngân hàng. Khi có giao dịch chuyển tiền cần đến sinh trắc học, người đó sẵn sàng đưa mặt vào để chuyển tiền.

Ông Tuấn cho hay, tính đến cuối tuần qua, có trên 55% tài khoản của doanh nghiệp, tổ chức được đối chiếu thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp, tương đương hơn một nửa số tài khoản của doanh nghiệp đang hoạt động tại các ngân hàng thương mại. 

 

Chi tiết tại:

https://vietnamnet.vn/cho-thue-ca-khuon-mat-de-lua-dao-bang-sinh-trac-hoc-2405017.html

 

(Theo Viettimes) Tín dụng rộng mở từ Nghị quyết 68, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm gì để hút vốn, vươn mình?

Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ mở lối đi mới về tín dụng cho doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng cần chuẩn hóa hệ thống tài chính, xây dựng năng lực quản trị hiện đại và hội nhập vào hệ sinh thái số của thị trường tài chính.

Theo số liệu từ Hiệp hội DNNVV Việt Nam, chỉ khoảng 30% trong số họ thực sự tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng - một tỷ lệ thấp đáng báo động trong bối cảnh yêu cầu chuyển đổi số, nâng cao năng suất và đầu tư công nghệ ngày càng trở nên sống còn.

Một trong những điểm đột phá đáng chú ý nhất trong Nghị quyết 68 là việc thay đổi căn bản cách tiếp cận tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với DNNVV.

Một điểm sáng đặc biệt trong Nghị quyết 68 là việc mở rộng các kênh tài chính thay thế – điều mà các doanh nghiệp khởi nghiệp, công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo luôn kỳ vọng.

Trong môi trường tín dụng hiện đại, các tổ chức tín dụng đang chuyển trọng tâm từ việc cho vay dựa trên tài sản sang cho vay dựa trên các hợp đồng đầu ra và năng lực dòng tiền của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là một phương án kinh doanh được xây dựng bài bản, có dữ liệu, kế hoạch hành động và dòng tiền chi tiết từ các hợp đồng kinh tế có tính tin cậy sẽ là yếu tố then chốt để được cấp tín dụng.

"Cánh cửa" tín dụng đang mở rộng - nhưng chỉ dành cho những ai đủ năng lực bước qua. Bắt đầu từ việc minh bạch hóa tài chính, chuẩn hóa phương án kinh doanh và số hóa quản trị – mỗi DNNVV sẽ phải tự vẽ lại lộ trình tiếp cận vốn của mình.

Chi tiết tại:

https://m.viettimes.vn/tin-dung-rong-mo-tu-nghi-quyet-68-doanh-nghiep-nho-va-vua-lam-gi-de-hut-von-vuon-minh-post185898.html

 

 #Fintech #CongngheTaichinh  #Nganhang